xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truy đến cùng

Diệp Văn Sơn

Về vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư đã chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với các tập thể, cá nhân liên quan…

Tổng Bí thư còn chỉ đạo Ban Tổ chức trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ có sự tham gia của Ủy ban Kiểm tra trung ương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm như nêu tại Thông báo kết luận số 89-TB/UBKTTW ngày 11-7-2016 của Ủy ban Kiểm tra trung ương. Ủy ban Kiểm tra trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước; công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

Đây là nội dung mà công luận, nhân dân cảm thấy thỏa lòng vì trước nay đã từng có những đợt thanh - kiểm tra nhưng có khi rốt cuộc bị “chìm xuồng” vì đụng phải “vùng cấm nhạy cảm”… Trịnh Xuân Thanh - một cán bộ thiếu gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước; chưa rõ ràng trong vụ việc thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng - lại được điều động về Bộ Công Thương rồi từ các chức vụ ở bộ này, ông được lãnh đạo tỉnh Hậu Giang gửi văn bản xin đích danh về giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh; mới đây trúng cử đại biểu Quốc hội. Vậy mà quá trình bổ nhiệm ông Thanh được cho là đúng quy trình!

Nạn chạy chức, chạy quyền hiện nay được hợp pháp hóa bằng cụm từ “đúng quy trình”. Dường như đây là cụm từ đang rất hữu hiệu để thoái thác trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc bổ nhiệm cán bộ của mình. Và nếu câu nói “đúng quy trình” tiếp tục trở thành tấm che an toàn cho thủ trưởng trong công tác cán bộ thì còn nhiều trường hợp không chọn đúng người nữa. Cần phải làm rõ tại sao ông Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác lâu nay thăng quan tiến chức nhanh mặc dù trước đó doanh nghiệp do những cán bộ này điều hành bị thua lỗ? Muốn chạy chức, chạy quyền phải có “ô dù”, có người nâng đỡ, có đầu mối và có tiền. Nếu truy tới cùng việc này thì sẽ lộ ra rất nhiều chuyện khác nữa.

Phải tìm cho ra trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai, quy trình bổ nhiệm các cán bộ này có đúng không... Có không ít vị lãnh đạo chưa gương mẫu, cố đưa bằng được con cháu vào đảm nhiệm những vị trí công tác béo bở, vượt quá khả năng của họ. Lâu nay, chúng ta làm chưa nghiêm, chưa thực sự đến nơi đến chốn vấn đề này. Trung ương chưa nghiêm thì tỉnh - thành chưa nghiêm, tỉnh - thành không nghiêm thì quận - huyện không nghiêm, đến xã - phường lại càng không nghiêm nữa. Cần kết luận một cách đầy đủ, rốt ráo bởi nó không chỉ liên quan đến những con người cụ thể mà rộng hơn là bài học để rút kinh nghiệm cả hệ thống, cả bộ máy nhà nước. Nếu không thì việc chống chạy chức, chạy quyền; chống lợi ích nhóm và tham nhũng, tiêu cực chỉ dừng lại ở việc hô hào, không tạo được niềm tin trong dân chúng khiến người ta cứ mơ hồ hình dung vẫn còn vùng cấm nào đó ngăn trở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo