xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truy trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Pháp nhân cần chịu trách nhiệm hình sự để bảo đảm thi hành án và tính răn đe

“Tôi tán thành việc đưa trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân vào dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Nhưng các cá nhân, ban, ngành có trách nhiệm cần mổ xẻ, phân tích kỹ hơn” - luật sư Trịnh Minh Tân, thành viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, nêu quan điểm tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) do Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP tổ chức sáng 28-8.

Hơn 100 nước đã áp dụng

Ông Tân cho rằng quy định rõ TNHS của pháp nhân sẽ bảo đảm trách nhiệm về tài sản và trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) trong quá trình thi hành án. Trong vụ việc DN lừa đảo, ngoài người trực tiếp thực hiện hành vi thì pháp nhân hưởng lợi cũng chịu trách nhiệm bồi thường. Việc làm này không có nghĩa là xóa sổ mà vẫn duy trì hoạt động của pháp nhân, tránh làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động. Ngoài ra, dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) cần bổ sung tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào điều 76 (quy định phạm vi TNHS của pháp nhân).

 

Một đại biểu bày tỏ ý kiến tại hội nghị
Một đại biểu bày tỏ ý kiến tại hội nghị

 

Đại diện VKSND TP HCM cho biết 119 quốc gia đã và đang áp dụng TNHS đối với pháp nhân. Trước thực tiễn hoạt động của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, DN ở nước ta, đặt ra vấn đề truy cứu TNHS với pháp nhân là cần thiết. Nhà soạn thảo luật nên khảo sát thực tiễn để cân nhắc tách bạch trách nhiệm của pháp nhân và trách nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đóng vai trò chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội). Bên cạnh đó, pháp luật phải đưa ra khái niệm về tội phạm đối với pháp nhân và chế định hình phạt riêng, song song với các quy định liên quan đến TNHS đối với cá nhân.

Tránh những cụm từ hiểu theo nhiều nghĩa

Ngoài vấn đề TNHS đối với pháp nhân, nhiều nội dung trong dự thảo cũng được các đại biểu quan tâm, như: làm rõ các thuật ngữ, nội dung trong từng điều khoản, lược bỏ tội danh…

Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng điểm e, khoản 1 của điều 210 trong dự thảo quy định hành vi khác vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động ngân hàng đã lặp lại sai lầm lớn của Bộ Luật Hình sự hiện hành. “Một số bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như bị truy tố tội danh của điều 179 do phạm vào hành vi cấp hạn mức tín dụng không đúng thẩm quyền, không đúng hạn mức và hành vi khác. Bộ Công an phải thành lập tổ công tác liên ngành làm nhiệm vụ duy nhất là giải thích… hành vi khác. Đến khi kết thúc xét xử phúc thẩm cũng không một cơ quan nào giải thích hành vi khác là hành vi như thế nào” - ông Hoài dẫn chứng.

Theo ông Nguyễn Đức Sáu, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM, luật pháp phải quy định rõ ràng, rạch ròi. Vì thế, những cụm từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì không nên đưa vào luật.

Ông Trần Văn Triều, đại diện LĐLĐ TP HCM, bày tỏ vui mừng vì điều 220 của dự thảo quan tâm đến quyền lợi của người lao động khi truy cứu trách nhiệm DN trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… Tuy nhiên, thực tế cho thấy DN chỉ nợ chứ không trốn đóng các loại bảo hiểm này. “Cơ quan chức năng nên khéo léo xử lý các vụ việc tranh chấp, tạo điều kiện cho DN khắc phục hậu quả, bảo đảm việc làm của người lao động” - ông Triều kiến nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo