xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự chủ và… tiền

PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP HCM)

Đẩy nhanh việc trao quyền tự chủ cho trường ĐH là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ đưa ra trong cuộc họp gần đây với lãnh đạo các trường.

Đây được cho là biện pháp then chốt nhằm đạt mục tiêu xây dựng hệ thống ĐH hiện đại, sánh ngang với các nước.

Không thể nói đến ĐH đúng nghĩa chừng nào cơ sở đào tạo còn mang thân phận được giám hộ, muốn làm gì đều phải xin phép. Điều này chắc chắn đúng đối với trường ĐH xác định sứ mạng của mình là góp phần làm xã hội phát triển thông qua việc giới thiệu những kết quả nghiên cứu sáng tạo; cũng đúng cả với trường ĐH chỉ nhắm đến mục tiêu khiêm tốn là đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực tinh thông cho các khu vực nghề nghiệp.

Được trao quyền tự chủ rộng rãi, trường ĐH mới có thể xây dựng và triển khai cơ chế quản trị phù hợp với các mục tiêu tồn tại và phát triển. Đứng trước những vấn đề gắn với sự tồn vong của mình, chẳng hạn ngành đào tạo, trình độ được đào tạo, học phí…, trường ĐH cần được tự do suy nghĩ trong khuôn khổ chuẩn mực chung, đặc biệt là theo luật pháp, để lựa chọn phương án giải quyết được cho là tối ưu. Trong bối cảnh giáo dục chịu sự tác động của xu hướng thương mại hóa, các trường ĐH đang dần tập quen với kiểu tổ chức và vận hành đặc trưng cho một doanh nghiệp. Nhà quản lý giáo dục ngày nay phải biết quảng bá thương hiệu, khuếch trương cơ sở, hoàn thiện đội ngũ... nói chung là phải biết cách tạo một hình ảnh xã hội “bắt mắt” về trường học của mình.

Muốn làm được tất cả những việc đó, điều kiện tiên quyết là phải có tiền. Trong điều kiện không thể dựa vào sự hỗ trợ của ai khác, cơ sở đào tạo phải tự mình xây dựng, khai thác và quản lý sự vận hành của các nguồn thu đa dạng. Để việc đó được thực hiện có trật tự, cần có khung pháp lý chặt chẽ, xây dựng trên một nguyên tắc cơ bản kép: một mặt, cơ sở đào tạo được chủ động lập và thực hiện phương án cân đối các nguồn thu trong mối quan hệ với nhu cầu chi; mặt khác, nhà trường phải đưa ra và tôn trọng cam kết với xã hội, cụ thể là với những người chấp nhận chi trả, về việc cung ứng các dịch vụ có chất lượng.

Dịch vụ chính mà nhà trường cung cấp cho xã hội, nhận biết được trong cuộc sống hằng ngày, là hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo. Vấn đề đặt ra là làm sao để hoạt động đào tạo bảo đảm chất lượng. Không ít người ở các vị trí trong chuỗi hoạt động đào tạo chỉ quan tâm đến mục tiêu cá nhân, cụ thể hơn là vì tiền. Thậm chí, có những người giữ trọng trách lãnh đạo nhà trường chỉ chăm chú mở rộng quy mô đào tạo nhằm thu được thật nhiều tiền trong nhiệm kỳ của mình; còn uy tín, danh tiếng của trường về phương diện bảo đảm chất lượng đào tạo thì họ không bận tâm.

Để ngăn chặn xu hướng ứng xử tiêu cực ấy, cách tốt nhất là thiết lập một cơ chế cho phép kiểm soát một cách hữu hiệu việc bảo đảm chất lượng hoạt động của bộ máy. Trong điều kiện đào tạo là một trong những hoạt động thu hút nhiều nhất sự chú ý của xã hội và qua đó ảnh hưởng nhiều nhất đến diện mạo xã hội của trường ĐH thì công tác bảo đảm chất lượng nên tập trung vào lĩnh vực này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo