xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự hại mình

Thu Sương

Chất lượng nước mặt của 5 tuyến kênh chính qua TPHCM ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều chỉ số vượt chuẩn cho phép từ vài chục đến vài trăm lần.

Đó là thông tin được Chi cục Bảo vệ môi trường đưa ra trong hội thảo “Sức khỏe phụ nữ, trẻ em và vấn đề ô nhiễm môi trường kênh rạch” do đơn vị này phối hợp với Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức cuối tuần qua. Trong khi đó, Trung tâm Điều hành các chương trình chống ngập TP cho hay nhiều tuyến kênh thoát nước, hố ga và cửa xả bị “vô hiệu hóa” vì rác. Hệ thống kênh rạch với tổng chiều dài xấp xỉ 800 km từng là ưu điểm của TP trong việc lưu thông, cung cấp nước, điều tiết môi trường… nay trở thành nỗi lo: ổ vi trùng tiềm ẩn nhiều mầm bệnh.

Theo ThS - BS Hoàng Thị Ngọc Ngân, nguyên trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng TP, vẫn còn đại bộ phận người dân nghĩ rằng nước kênh ô nhiễm chỉ khiến họ ngửi thấy mùi hôi thối, khó chịu chứ không ảnh hưởng nhiều đến sức  khỏe vì họ đâu có dùng nước kênh mà là  nước sạch do TP cung cấp.
Thực tế là ô nhiễm từ nước mặt sẽ thẩm thấu qua các lớp nước ngầm. Tất cả kênh rạch mang theo các chất ô nhiễm đều đổ ra sông Sài Gòn và sông Đồng Nai - hai nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho TP.  Dù có các nhà máy xử lý nước nhưng chỉ xử lý được cảm quan một số chỉ tiêu cơ bản mà thôi, còn những độc tố khác không ai bảo đảm có thể xử lý triệt để. Chưa kể, hiện nay, một bộ phận người dân sống vùng ven TP vẫn có thói quen sử dụng trực tiếp nước sông, kênh rạch để sinh hoạt.
“Tại quận 6 đã từng xảy ra trường hợp cống nước thải bị vỡ khiến nước thải lẫn vào nước sạch cung cấp cho người dân. Vì thế, khu vực dân cư ở đó đã mắc khá nhiều loại bệnh về đường ruột, đồ đạc trong nhà lần lượt “đội nón” ra đi vì chi phí điều trị mỗi ca đường ruột rất cao” - BS Ngân kể. Sáu nhóm bệnh dịch thường gặp khi nguồn nước bị ô nhiễm: bệnh về đường ruột, lao, đau mắt đỏ, bệnh về da, phụ khoa và sốt xuất huyết, sốt rét.

“Thay vì chi hàng tỉ đồng cho việc vớt rác trên kênh rạch hằng ngày, chúng ta có thể đầu tư những hệ thống hạ tầng xã hội khác phục vụ cho đời sống hoặc giúp tạo sinh kế cho những người nghèo… Người dân đang tự làm cho mình nghèo đi và yếu đi vì hành vi vứt rác bừa bãi” - BS Ngân nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo