xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vàng thau lẫn lộn?

Lương Duy Cường

Một máy tính bảng Smart Education của Đài Loan có cấu hình tương tự mẫu máy tính bảng giá 3 triệu đồng trong đề án “Thí điểm mô hình đổi mới và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP HCM năm học 2014 - 2015”, được báo giá khoảng 900.000 đồng, mua số lượng lớn thì giá có thể chỉ còn khoảng 500.000 - 700.000 đồng.

500.000 hay 3 triệu đồng? Vấn đề ẩn chứa nhiều câu hỏi này rồi sẽ được giải đáp thỏa đáng. Nhưng ngay bây giờ, đề án tiêu tốn 4.000 tỉ đồng này của ngành giáo dục TP HCM đưa ra đã vấp phải sự phản ứng của dư luận. Phản ứng không hẳn chỉ đơn thuần vì số tiền quá lớn mà nằm ở những sự phi lý đến mức nhiều người đã đặt dấu hỏi cả về tâm lẫn tầm đối với “tác giả” của đề án.

Ngay trước đề án này, dư luận cũng đã “sôi” lên với việc ngành giáo dục TP HCM triển khai đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình Việt Nam”. Rất may là UBND TP HCM đã chỉ đạo dừng ngay việc triển khai đề án và yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phải giải thích rõ nguyên nhân ngừng triển khai chương trình Cambridge trước đó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu dư luận không có những phản ứng quyết liệt nhưng rất có lý trước những vụ việc vừa nêu?

Ở tầm quốc gia, dư luận cũng từng phản ứng trước dự toán 5.000 tỉ đồng mà Bộ GD-ĐT đưa ra cho chương trình làm lại sách giáo khoa. 5.000 tỉ đồng là quá lãng phí hay không trong câu chuyện làm lại sách giáo khoa vẫn là cuộc tranh luận chưa có đoạn kết. Nhưng mới đây, ở Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2002, qua thanh tra tại 4 tỉnh (Hòa Bình, Bắc Ninh, Hậu Giang, Sóc Trăng) đã phát hiện tình trạng lãng phí trong đầu tư.

Vô vàn những chuyện tương tự như thế dồn dập xảy ra khiến nhiều người không còn hiểu chuyện gì đang diễn ra trong môi trường giáo dục của nước nhà? Những người nhân danh sự nghiệp giáo dục đang cố tận tâm tận lực tìm cách đổi mới nền giáo dục hay còn vì mục đích nào khác?

Tiền đầu tư cho giáo dục, dù là từ ngân sách hay phụ huynh đóng góp, cũng đều là nguồn lực quốc gia nên phải cân đong từng li từng tí, không như tiền trong cuộc chơi của những đại gia lắm tiền nhiều của.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức.

Trong bối cảnh nền giáo dục của chúng ta, để đạt mục tiêu nói trên phải cần đến nhiều đề án, dự án nên tiền tỉ “bay” ra là không lạ. Nhưng bỏ ra hết ngàn tỉ này đến hàng ngàn tỉ khác mà nhìn vào sản phẩm giáo dục thu về lắm thứ cứ vàng thau lẫn lộn thì lại là chuyện rất lạ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo