xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì công vụ hay nể nang?

NGUYỄN QUYẾT

Khi xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến xe của cán bộ cấp cao thì xe này được ưu tiên tiếp tục lưu thông và sẽ đến cơ quan công an giải quyết sau

Theo dự thảo Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của CSGT đang được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến, nếu TNGT liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, nhà nước thì sẽ được ưu tiên.

Cho đi trước, xử lý sau

Tại điều 22, chương 3 của dự thảo quy định khi xảy ra TNGT liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, nhà nước thì hướng giải quyết sẽ theo 2 phương án: Nếu phương tiện giao thông của cán bộ đó vẫn hoạt động, đủ điều kiện tham gia giao thông thì lập biên bản về vụ tai nạn, ghi biển số xe, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe của người điều khiển, đánh dấu vị trí phương tiện, ghi nhận vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh hiện trường, quay camera (nếu có) và yêu cầu người điều khiển phương tiện ký xác nhận vào biên bản rồi giải quyết cho đi. CSGT định thời gian, yêu cầu người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan công an để giải quyết.


CSGT điều tra hiện trường vụ taxi tông chết 2 bà cháu tại Hà Nội vào ngày 3-3. Ảnh: Nguyễn Hưởng

CSGT điều tra hiện trường vụ taxi tông chết 2 bà cháu tại Hà Nội vào ngày 3-3. Ảnh: Nguyễn Hưởng

Nếu phương tiện giao thông của cán bộ cao cấp không đủ điều kiện tham gia giao thông thì phải giải quyết đến địa điểm an toàn hoặc đến nơi cần thiết theo yêu cầu của cán bộ đó. Trường hợp cán bộ cao cấp trực tiếp điều khiển phương tiện thì trước khi cho đi phải lập biên bản về vụ tai nạn, ghi biển số xe, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, đánh dấu vị trí phương tiện... và yêu cầu ký xác nhận vào biên bản; định thời gian yêu cầu cán bộ đó đến trụ sở công an để giải quyết.

Dự thảo thông tư cũng quy định việc làm đầu tiên của CSGT khi đến hiện trường là ghi nhận vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu. Trong trường hợp cần sử dụng phương tiện giao thông liên quan tới tai nạn để đưa người bị nạn đi cấp cứu, cảnh sát cần ghi nhận vị trí phương tiện, vị trí dấu vết trên phương tiện, tạm thời giữ giấy tờ của phương tiện và người điều khiển…

Cán bộ cao cấp gồm những ai?

Trước những quy định khá đặc biệt này, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an, cho rằng quy định này không mới vì từ trước đến nay đã được lực lượng CSGT thực hiện. Việc ưu tiên cho xe của cán bộ cao cấp khi xảy ra TNGT đã có từ lâu và áp dụng phổ biến trên thế giới để bảo đảm các yêu cầu về công vụ chứ không chỉ riêng ở Việt Nam.

Trước thắc mắc về nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, Thiếu tướng Trần Thế Quân nêu ai vi phạm cũng đều bị xử lý như nhau, chỉ khác về quy trình. Đối với cán bộ cao cấp còn phải bảo đảm cả những yêu cầu khác, đặc biệt là liên quan đến công vụ. Yêu cầu này áp dụng trong mọi trường hợp chứ không riêng gì các vụ TNGT. Do yêu cầu công vụ nên những cán bộ cao cấp thuộc diện phải được cảnh vệ, đặc biệt là lãnh đạo Đảng, nhà nước thì vấn đề cảnh vệ còn phải được bảo đảm an toàn cao hơn nữa.

“Xe chở Chủ tịch nước cũng có thể bị va chạm giao thông. Những trường hợp như vậy việc bảo đảm an toàn cho lãnh đạo là tối quan trọng. Đây là điều tất cả các quốc gia đều thực hiện” - ông Quân nói.

Về câu hỏi cán bộ cao cấp gồm những người giữ cương vị như thế nào, ông Quân cho rằng việc này đã được quy định trong các luật, quy định liên quan. “Trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo sẽ làm việc với từng cơ quan, đơn vị để xác định rõ ở từng nơi thì cán bộ cao cấp gồm những chức vụ gì. Ví dụ, trong ngành công an, quân đội thì cấp tướng trở lên có thể coi là cán bộ cao cấp. Hay đại biểu Quốc hội cũng thuộc diện được ưu tiên và có quy định rõ vì đây là những đại biểu đại diện cho người dân” - ông Quân dẫn chứng.

Được trưng dụng xe đưa người đi cấp cứu

Dự thảo này cũng đề cập trong trường hợp cấp bách đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ trốn, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy thì CSGT có quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân... Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu. Cảnh sát cũng được phép trưng dụng phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an Nhân dân và Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định.

Dù vậy, dự thảo cũng nghiêm cấm lợi dụng việc huy động, trưng dụng phương tiện này. Nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo