xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việc gì cũng đẩy lên Thủ tướng!

Thế Dũng

Tình trạng các địa phương, bộ, ngành “đùn” việc lên Thủ tướng Chính phủ diễn ra hằng ngày, kể cả những vụ việc chỉ thuộc cấp quận - huyện, hoàn toàn nằm trong tầm tay xử lý của các cấp

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Phạm Viết Muôn dẫn chứng rất nhiều vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương nhưng vẫn đẩy lên xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng như việc tỉnh Quảng Nam xin ý kiến về nợ tiền thuế của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu hôm 22-7; trước đó là vụ lấp sông ở Đồng Nai, chặt cây xanh ở Hà Nội hay điểm nuôi dạy trẻ nhà Hạnh Phúc ở TP HCM…

Né tránh trách nhiệm

Theo ông Phạm Viết Muôn, nhiều vụ việc, vấn đề UBND các tỉnh xin ý kiến Thủ tướng vì muốn có cơ chế riêng khác với quy định, chỉ đạo hiện hành. Tuy nhiên, phần lớn VPCP ra văn bản truyền đạt ý kiến Thủ tướng Chính phủ “là thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành”. Điều này có nghĩa là bác bỏ đề xuất của địa phương. Việc của cấp dưới “đẩy” lên cấp trên như vậy nhưng sau khi cấp trên có ý kiến chỉ đạo cụ thể thì lại làm theo hướng khác vì không phù hợp ý và viện dẫn là thẩm quyền của mình.

Khai thác vàng tại Công ty Vàng Phước Sơn. Tỉnh Quảng Nam vừa “nhờ” Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo vụ thuế của doanh nghiệp này  Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Khai thác vàng tại Công ty Vàng Phước Sơn. Tỉnh Quảng Nam vừa “nhờ” Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo vụ thuế của doanh nghiệp này Ảnh: TRẦN THƯỜNG

“Những nơi nào lạm dụng đẩy việc lên Thủ tướng là thể hiện không nắm được thẩm quyền của mình, đồng thời cho thấy sự yếu kém về năng lực, trình độ điều hành, lãnh đạo và đặc biệt là né tránh trách nhiệm” - nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn nhận xét.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Lê Như Tiến - nhìn nhận đôi khi các nơi lạm dụng xin ý kiến chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng là né tránh trách nhiệm dù Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ đã quy định rất rõ phân cấp, phân quyền.

“Nếu không đủ năng lực, trình độ để quyết đoán và quyết đoán sai thì lãnh đạo địa phương cũng nên nhường ghế cho người khác có năng lực và trách nhiệm hơn. Thủ tướng Chính phủ quá nhiều việc rồi mà việc gì cũng đẩy lên thì công sức, thời gian đâu mà làm” - ông Tiến phản ứng.

Chia sẻ với chính quyền một số địa phương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, TS Đinh Xuân Thảo, phân tích vấn đề không lớn nhưng các tỉnh, thành vẫn xin chỉ đạo của Thủ tướng nhiều khi do các vấn đề thuộc luật chuyên ngành mà địa phương không nắm bắt được hết hoặc có nắm được thì cũng tìm cách... đẩy lên trên!

Ông Thảo dẫn chứng như vấn đề thuế 2 công ty vàng ở Quảng Nam liên quan đến Bộ Tài chính, chặt cây xanh ở Hà Nội liên quan đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Thủ đô… Vì thế, khó bắt bẻ được các địa phương lạm dụng việc báo cáo người đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng để “xin” quyết định hành chính.

Kiên quyết trả về!

Để hạn chế tình trạng “đùn việc” lên Thủ tướng, theo ông Phạm Viết Muôn, là không dễ mặc dù Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND đã quy định cụ thể. Bởi dưới luật còn có các nghị định hướng dẫn và Quy chế làm việc của Chính phủ quy định rõ từng việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, HĐND, UBND. Tiếp đó là nghị quyết họp Chính phủ; trình tự thủ tục hồ sơ phải xin ý kiến tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, VPCP cũng quy định khá rõ ràng. Mỗi nhiệm kỳ, Chính phủ đều ra Quy chế làm việc của Chính phủ quy định rất chi tiết về thẩm quyền, quy trình công tác của Thủ tướng, các phó thủ tướng…

Khi ông Phạm Viết Muôn còn công tác tại VPCP (phụ trách lĩnh vực đổi mới doanh nghiệp), các địa phương, các bộ gửi văn bản lên xin ý kiến về cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc, VPCP dứt khoát trả về và để các cấp phải tự quyết, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Muôn nhìn nhận: “VPCP chưa thật sự kiên quyết đẩy hết văn bản “đùn việc” do các ngành, địa phương gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng, nếu chặn lại thì họ lại cho rằng VPCP lạm quyền”.

Dưới góc nhìn nhà lập pháp, TS Đinh Xuân Thảo cho rằng muốn  lấp khoảng trống luật chuyên ngành mà các địa phương lách vào để né tránh thì các bộ luật liên quan cần quy định rõ những lĩnh vực, vấn đề thuộc thẩm quyền trung ương, các bộ, ngành; còn tất cả những vấn đề khác, chính quyền các địa phương phải tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Ví dụ, nước Pháp lập ra 10 lĩnh vực như quốc phòng, an ninh… thuộc thẩm quyền chính quyền trung ương, các bộ, ngành quyết định và các bộ, ngành có đơn vị trực thuộc đóng tại từng khu vực. Khi liên quan đến 10 lĩnh vực này, chính quyền địa phương tham khảo, xin ý kiến của đơn vị ngành dọc bộ chuyên ngành đóng tại khu vực.

Không đủ thẩm quyền nên mới báo Thủ tướng (!)

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết ngày 5-3, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có công văn chỉ đạo về quản lý thuế đối với Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu. UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện, tháo gỡ khó khăn cho 2 công ty. Qua 4 tháng triển khai thực hiện, UBND tỉnh Quảng Nam nhận thấy một số vướng mắc nhưng tỉnh không đủ thẩm quyền giải quyết nên ngày 22-7, tỉnh này phải báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan đề nghị chỉ đạo xử lý dứt điểm. Tr.Thường

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo