xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ JTC: 6 quan chức đường sắt nhận “lót tay” 11 tỉ đồng

NGUYỄN QUYẾT

Một số nguyên lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường sắt đã nhận hối lộ 69,9 triệu yen (khoảng 11 tỉ đồng) để chi tiếp khách, đối ngoại, nghỉ mát…

Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 4-6 cho biết đã kết thúc điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ban Quản lý dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị VKSND Tối cao truy tố 6 bị can về tội danh này, gồm: Phạm Hải Bằng (46 tuổi), nguyên Phó Giám đốc RPMU; Phạm Quang Duy (40 tuổi), nguyên Phó Giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái (38 tuổi), Trưởng Phòng Dự án 3 thuộc RPMU; Trần Văn Lục (57 tuổi), nguyên Giám đốc RPMU; Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi), nguyên Giám đốc RPMU và Trần Quốc Đông (51 tuổi), Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Theo kết luận điều tra, cuối tháng 3-2014, Bộ Công an nhận được thông tin từ năm 2008-2012, Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã chi khoảng 100 triệu yen cho quan chức ngành đường sắt một số nước, trong đó có Việt Nam, để được tham gia thực hiện các dự án ODA của Nhật Bản. Riêng tại Việt Nam, nguồn tin cho biết JTC đã chi cho một số người gần 11 tỉ đồng để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1.

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam đã vào cuộc điều tra làm rõ. Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định vào tháng 2-2009, ông Phạm Hải Bằng, khi đó là chủ nhiệm dự án, trong quá trình làm việc với nhà thầu JTC đã đặt vấn đề RPMU gặp nhiều khó khăn về kinh phí trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Đại diện của JTC tại Việt Nam lúc đó là ông Kiuchi - Giám đốc thực hiện dự án và Sakine - Phó Ban Đối ngoại - đã đồng ý “hỗ trợ” một khoản kinh phí cho RPMU.

Sau đó, ông Phạm Hải Bằng đã thông báo cho ông Nguyễn Nam Thái và ông Phạm Quang Duy biết việc này. Từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, ông Bằng đã chỉ đạo 2 ông Thái và Duy nhận 69,9 triệu yen (tương đương 11 tỉ đồng) từ JTC.

Sau khi nhận 11 tỉ đồng, ông Bằng trực tiếp quản lý, sử dụng 4,8 tỉ đồng; Nguyễn Nam Thái tiếp nhận 3,4 tỉ đồng. Số còn lại ông Bằng giao cho ông Duy quản lý, sử dụng. Ông Bằng cũng khai đã biếu ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng, Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào các dịp Tết Âm lịch, từ năm 2009-2014.

Tại cơ quan điều tra, các bị can Bằng, Thái và Duy khai nhận đã sử dụng hết tiền vào các hoạt động liên quan đến dự án như tiếp khách, đối ngoại, tổ chức ký hợp đồng hoặc chung chi cho hoạt động của RPMU như đi nghỉ mát, thưởng lễ, Tết… Riêng 4,8 tỉ đồng nhận được, ông Phạm Hải Bằng chi vào việc đối ngoại, tiếp khách mà không có sổ sách, giấy tờ để chứng minh. Sau khi bị bắt vào tháng 5-2014, ông Bằng đã xin nộp lại hơn 2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng làm rõ khoản tiền tiếp nhận từ JTC là rất lớn song không được theo dõi, ghi nhận trên hệ thống sổ sách, chứng từ nào của RPMU hay của tổ thực hiện dự án. Trong khi đó, ông Phạm Hải Bằng khai nhận các khoản tiền mỗi khi chi cho ai, vào mục đích gì đều báo cáo với các ông Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông và Nguyễn Văn Hiếu nhưng những người này không hề chỉ đạo gì về việc tiếp nhận, sử dụng. Mặt khác, khoản tiền lót tay này cũng không được những người liên quan báo cáo với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo