xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ “Năm Cam và đồng bọn” - khi tòa tuyên án...

TRẦN BẠCH ĐẰNG

Sau 58 ngày - chỉ nói số ngày làm việc - Tòa Sơ thẩm TPHCM kết thúc phiên xét xử vụ án hình sự thường được gọi là “Vụ án Năm Cam”, đã công bố phán quyết ngày 5-6-2003. Ở Việt Nam, cả dưới các chế độ trước kia, đây là phiên tòa xét xử dài ngày nhất về một vụ trọng án mà số bị can cũng vào loại đông nhất, đến 155 người, chưa kể những người có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan, hay những người còn chưa có mặt tại tòa.

Dư luận trong nước và nước ngoài quan tâm đến vụ án, đặc biệt đến phiên tòa. Lý do dễ hiểu: Luật pháp phải có tiếng nói trước một vấn đề bức xúc đối với xã hội, vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh vì những can phạm đã nhiều năm khuấy động cuộc sống bình thường của các tầng lớp, gieo rắc trên bước đường tội lỗi của chúng không biết bao nhiêu nỗi đau, chết chóc, tan nhà nát cửa, suy thoái đạo lý... Chỉ nói riêng về việc dám đương đầu đến mức sát hại người thi hành công vụ, những kẻ chịu trừng phạt tại tòa đã tự xếp mình vào hạng ‘’xã hội đen’’ táo tợn mà ta chỉ biết có ở Mỹ, ở Ý, ở Pháp, ở Hồng Kông, v.v... Vụ án còn được chú ý bởi quá trình gây án khá dài, địa bàn khá rộng, nhiều tội danh khác nhau và, cũng dễ hiểu, trong nhóm bị can có mặt những quan chức, cả quan chức cấp cao. Dư luận đồng ý với phát biểu của vị chủ tọa trong cuộc họp báo liền khi phiên tòa kết thúc: “Đây không phải là vụ án xử tội đưa và nhận hối lộ - đưa và nhận hối lộ thực sự chỉ là một khía cạnh của vụ án, trong khi bản chất của nó là vụ trọng án hình sự, tòa truy tố và xét xử một băng nhóm có tổ chức, gần như chuyên nghiệp. Mối nguy hiểm chính là từ chỗ này”.

Một mặt khác không kém quan trọng đang được dư luận chú ý - đặc biệt, dư luận ngoài nước - là phiên tòa diễn tiến theo tinh thần cải cách tư pháp mà vụ án này như bước mở đầu. Tinh thần cải cách tư pháp, cải cách quá trình xét xử, quá trình tố tụng nói chung nhằm đảm bảo dân chủ cho một phiên tòa, trong đó bị can được bào chữa hay tự bào chữa, từ tội danh chung đến từng tình tiết bị truy tố. Suốt phiên tòa, quyền tranh luận được tôn trọng dù đó là quyền của công tố, của luật sư hay của bị can. Tất cả đều được nói, được trình bày... Các thẩm phán lắng nghe, cân nhắc, hỏi các phía và dành một số thời gian cần thiết để nghị tội, định tội. Như vậy đã đạt được mức dân chủ cao nhất chưa? Chắc không thể xem phiên tòa cải cách tư pháp đầu tiên này, đối với một vụ trọng án, đã đạt cái mức hoàn mỹ. Ngành tư pháp sẽ rút kinh nghiệm, tiếp tục cải tiến, tuy nhiên khi cánh cửa dân chủ mở rộng thì không một thiếu sót nào về kỹ thuật lại có thể ảnh hưởng đến kết quả xét xử.

Từ khi phiên tòa bước sang phần tranh luận, trong các giới đồng bào cũng có những ý kiến đôi khi đến mức phẫn nộ về những lập luận này khác giữa tòa. Song, tòa án thụ lý và triển khai theo luật, phản ứng xã hội được tôn trọng ở mức thêm những tiếng chuông, còn thì tất cả không thể bước ra khỏi những điều đã được quy định trong các bộ luật và cũng không thể thoát ly các loại chứng cứ khác nhau. Vả lại, điều cơ bản, với một vụ án hình sự lớn, chính tác hại xã hội của những người bị truy tố đã quy định cái làn ranh đơn sơ: có tội hay vô tội. Quả có trường hợp cuối cùng tòa tuyên bị cáo vô tội, song rất hãn hữu - và “vô tội’’ theo chuẩn của các điều luật chứ không phải về đạo lý. “Năm Cam và đồng bọn” không phải bỗng nhiên ra tòa, không phải tại tòa mới định hình tội danh. Nói cho cùng, tòa làm công việc xác định mức trừng phạt cụ thể, chứ tội danh thì đã được bộc lộ từ lâu qua quá trình băng nhóm này gây tội.

Có thể trong mức độ mà tòa án áp dụng đối với từng bị can còn có chỗ cần soi sáng thêm - đây là phiên tòa sơ thẩm, nghĩa là còn phúc thẩm, trong những trường hợp nhất định, còn giám đốc thẩm, và đối với tội nặng nhất, còn sự xem xét của Chủ tịch nước. Cách ly với xã hội hay nhẹ nhất là cảnh cáo, chúng ta hiểu rằng l55 bị can không là con số nhỏ. Dù kẻ phạm tội trong xã hội cao gấp nhiều lần con số 155, song với những hạng sừng sỏ thì ý nghĩa số lượng rộng lớn hơn nhiều, nhất là khi số lượng ấy kết lại thành bè đảng, có chỉ huy, có thừa hành...

Vụ án khép lại trong một phiên tòa sơ thẩm. Giá trị trừng phạt trực tiếp tất nhiên không thể bằng giá trị răn đe, mà nội dung chính là phiên tòa cho thấy luật pháp không nương tay với cái ác.

Như trên đã nói, đứng trước vành móng ngựa lần này có một số quan chức, kể cả vài người giữ cương vị cao trong Đảng và chính quyền, đoàn thể. Tuy nhiên, phiên tòa không xét xử một cách riêng biệt số quan chức phạm tội, mà xét xử một vụ án trong tội danh chung, tức những quan chức này nằm trong danh sách của cả băng nhóm, là thành phần của băng nhóm “Năm Cam và đồng bọn” và họ bị truy tố trong tư cách ấy.

Cuối cùng, bài học cần rút ra lớn hơn bản thân từng tội phạm: sự nhanh nhạy để ứng phó và ứng phó có hiệu quả đối với các băng nhóm tội phạm, sự mua chuộc các quan chức, sự đục ruỗng bộ máy quản lý, trong đó có cả bộ máy thực thi pháp luật... của bọn xấu. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài mà vụ án dạy cho từ người dân đến người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý rất nhiều điều, trong tình hình còn phức tạp hiện nay...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo