xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ nổ ở Công ty Đặng Huỳnh: Đùn đẩy trách nhiệm

Võ Lê

Từ chính quyền địa phương đến các sở ngành liên quan đều “làm lơ” hoặc đùn đẩy, không thừa nhận trách nhiệm trong vụ nổ

Sau vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại cơ sở sản xuất của Công ty TNHH SX-DV-TM Đặng Huỳnh (phường Thới An, quận 12, TP HCM), sáng 22-10, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã triệu tập cuộc họp khẩn để nghe các đơn vị báo cáo tình hình cháy, nổ trên địa bàn TP liên quan đến việc mua bán, sử dụng hóa chất đang gây bất an trong nhân dân.

Còn nhiều “bom” nổ chậm

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Chủ tịch UBND quận 12, báo cáo vụ nổ làm thiệt mạng 3 người, 2 người bị thương nặng, 3 người bị thương nhẹ, 7 căn nhà bị sập hoàn toàn, 5 căn nhà bị sập một phần, 106 căn nhà bị ảnh hưởng… Những ngày qua, mùi hóa chất nồng nặc trong khu vực khiến người dân than phiền. Đối với những hộ kinh doanh bị ảnh hưởng trong vụ nổ, lãnh đạo quận đã chỉ đạo chi cục thuế thực hiện miễn, giảm thuế phù hợp để giảm bớt tổn thất... Tuy nhiên, trong báo cáo, ông Thắng không đề cập gì đến trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương khi để xảy ra vụ nổ.

 

Hiện trường vụ nổ ở Công ty Đặng Huỳnh, quận 12, TP HCM Ảnh: PHẠM DŨNG
Hiện trường vụ nổ ở Công ty Đặng Huỳnh, quận 12, TP HCM Ảnh: PHẠM DŨNG

 

Đại tá Trần Thanh Châu, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM, cho biết từ năm 2010 đến nay đã có 7 vụ nổ liên quan đến hóa chất, làm chết 8 người, bị thương 7 người; đó là chưa kể  thiệt hại xảy ra trong vụ nổ ở quận 12. Thống kê cũng cho thấy có đến 249 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nằm ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, tập trung ở quận 5, Thủ Đức và huyện Bình Chánh. Đáng lo nhất là 139 cơ sở kinh doanh hóa chất nhỏ, lẻ nằm xen cài trong khu dân cư, nhiều nhất là khu vực  xung quanh chợ Kim Biên (có 51 cửa hàng). Đặc biệt, nhiều loại hóa chất là tiền chất chế tạo thuốc nổ nhưng đang được mua bán tự do ở chợ Kim Biên, khó kiểm soát.

Sở Công Thương thông tin thêm trên địa bàn TP có đến 401 cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến hóa chất nhưng chỉ có 150 cơ sở đủ điều kiện, 251 đơn vị không đủ điều kiện về môi trường cũng như  phòng cháy chữa cháy.

Đừng đổ thừa pháp luật chưa hoàn chỉnh!

Theo đại tá Châu, đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến hóa chất nằm xen cài trong khu dân cư, theo luật thì UBND quận, huyện, phường, xã phải chịu trách nhiệm. Sở Công Thương quản lý chuyên ngành về hóa chất, còn trách nhiệm kiểm tra, giám sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT), Sở Y tế… cũng được quy định cụ thể trong các nghị định, thông tư.

“Công ty Đặng Huỳnh chỉ được mua bán, không được phép sản xuất (dùng hóa chất sản xuất phân bón) nhưng họ vẫn làm. Sự cố xảy ra là do thiếu sự kiểm tra, giám sát” - đại tá Châu nhận định.

Tuy nhiên, ông Lê Minh Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho rằng sở này chỉ có trách nhiệm quản lý sản xuất phân hữu cơ, còn quản lý sản xuất phân bón vô cơ là của Sở Công Thương nên “vụ này là của Sở Công Thương”.

Không chấp nhận kiểu đùn đẩy trách nhiệm của các sở ngành, Chủ tịch Lê Hoàng Quân nói: “Không thể đổ thừa pháp luật chưa hoàn chỉnh, cái chính là tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý. Cần phải siết lại trách nhiệm của từng ngành, từng lực lượng”.

Với ý kiến cho rằng thẩm quyền xử phạt, lập biên bản cơ sở vi phạm chỉ thực hiện được bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, ông Quân phản bác: “Dù thế nào đi nữa thì với trách nhiệm quản lý địa bàn, công an khu vực phải nắm, phải báo cáo chứ không phải không có thẩm quyền thì làm ngơ!”.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Lê Hoàng Quân quyết liệt: “Quy định nào bất cập thì phải kiến nghị sửa để làm sao quản lý chặt, sát thực tế hơn. Tôi yêu cầu các sở ngành, lực lượng chức năng đừng để xảy ra những vụ cháy nổ nữa, bài học kinh nghiệm từ Công ty Đặng Huỳnh là quá đau lòng”. 

 

Quá nhiều chồng chéo

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP HCM, cho biết từ năm 2013, Công an TP đã có báo cáo cảnh báo tình trạng kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất đang được quản lý rất lỏng lẻo, chồng chéo, nhiều bất cập. Quản lý về hóa chất chủ yếu là Bộ Công Thương, một số trường hợp tiền chất để chế biến phân bón được giao cho Bộ NN-PTNT quản lý, còn nếu là tiền chất ma túy thì liên quan đến 3 bộ (Y tế, Công an và Công Thương). Việc phân vùng trách nhiệm quản lý dẫn đến khó khăn trong thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm và xử lý.

“Cứ mỗi lần có cháy nổ, chúng ta lại đưa ra những cảnh báo rất mạnh mẽ. Mong rằng đây là cảnh báo cuối cùng” - Thiếu tướng Minh nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo