xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ thủy điện "lấn" VQG: Công sức bảo vệ rừng... trôi sông

Minh Khanh - Thu Sương

Những dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn… từ 50 ha trở lên phải được Quốc hội thông qua

Rất nhiều công sức của các chuyên gia cũng như kinh phí đã đổ ra để cố gắng bảo tồn Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên - một trong số ít ỏi  hệ sinh thái đặc biệt còn lại của thế giới.

Hàng chục triệu USD bảo vệ vườn quốc gia

Ông Phạm Hữu Khánh, điều phối viên chương trình dự án phát triển sinh thái VQG Cát Tiên của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), thống kê được không dưới 10 dự án của Chính phủ Việt Nam, các địa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ đang triển khai để bảo vệ VQG Cát Tiên.
Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như dự án bảo tồn VQG Cát Tiên do Chính phủ Hà Lan tài trợ với tổng kinh phí 6,3 triệu USD. Đây là dự án bảo vệ vùng lõi VQG nhằm nâng cao năng lực bảo tồn và bảo tồn phát triển một số loài quý hiếm.

Ngoài ra, còn có một số dự án như bảo tồn các loài bò lớn hoang dã VQG Cát Tiên do Bộ Ngoại giao Pháp và Quỹ Môi trường Toàn cầu của Pháp tài trợ với kinh phí 580.000 euro nhằm góp phần bảo tồn nguồn gien các loài động vật hoang dã; dự án xây dựng Trung tâm Cứu hộ Động vật nguy cấp do Trung tâm Cứu hộ linh, trưởng Monkey World (Vương quốc Anh) và Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã nguy cấp Pingtung (Đài Loan) hỗ trợ kinh phí. Hơn 32 triệu USD cũng đã được Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Hà Lan và Ngân hàng Thế giới đồng tài trợ để cải thiện, phát triển vùng đệm của VQG.

Ông Khánh cũng cho biết dự án bảo tồn tê giác do WWF triển khai đã thu được 25 mẫu ADN tê giác tại VQG Cát Tiên để xác minh cá thể tê giác (về loài, số lượng…) đề ra phương án bảo vệ, dự kiến trong tháng 7-2011 sẽ có những công bố mới nhất về tê giác tại VQG Cát Tiên.
Năm qua, một con tê giác bị chết, nay thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A dự tính xây dựng trong trong vùng lõi VQG khiến sự an toàn của loài tê giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Quốc hội sẽ quyết định

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, đơn vị xin đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai  6 và Đồng Nai  6A, cho rằng trái với báo cáo của Bộ NN-PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 20-6, chủ đầu tư đã thực hiện hai báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Báo cáo thứ nhất lập trong quá trình báo cáo đầu tư do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 thực hiện đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Báo cáo thứ hai lập trong giai đoạn xin phép đầu tư do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thực hiện, đang trình Bộ Tài nguyên-Môi trường thẩm định.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường, xác nhận việc chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng bộ này đã gửi trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư vì dự án chưa được Quốc hội thông qua.
Theo Nghị quyết 49 của Quốc hội về các dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì những dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên phải được Quốc hội thông qua.

TPHCM, Đồng Nai kêu “cứu”

Cuối năm 2010, UBND TPHCM và Đồng Nai đã có công văn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương vì thủy điện.

Theo UBND TPHCM, thêm các thủy điện đang điều chỉnh quy hoạch như Đồng Nai 5, Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A… vào hệ thống các thủy điện đang vận hành thì trên dòng chính sông Đồng Nai phía thượng nguồn sẽ có hơn 20 thủy điện lớn, nhỏ.
Số lượng thủy điện này đã và đang có những tác động lớn đến môi trường sinh thái sông Đồng Nai như nguồn nước bị ô nhiễm, diện tích rừng đầu nguồn bị suy giảm do phá rừng tạo mặt bằng xây dựng thủy điện, cũng như quá trình tích nước, xả nước trong vận hành nhà máy là nguyên nhân gây lũ lớn trong mùa mưa bão và cạn kiệt dòng nước trong mùa khô ở vùng hạ lưu… Là khu vực tập trung đông dân cư, kho tàng, bến bãi… lớn nhất cả nước, TPHCM luôn nằm trong “tầm ngắm” của những nguy cơ từ thủy điện đầu nguồn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo