xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vực dậy toàn diện kinh tế đất nước

Theo TTXVN

Chiều 10-5, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu bế mạc hội nghị

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận của trung ương, đặc biệt là nhất trí ban hành 3 nghị quyết chuyên đề về kinh tế: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)", "Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp (DN) nhà nước", "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Khâu đột phá quan trọng

Trung ương thống nhất cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Vực dậy toàn diện kinh tế đất nước - Ảnh 1.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII họp phiên bế mạc vào chiều 10-5 Ảnh: TTXVN

Trong phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Tổng Bí thư nhấn mạnh trong nhiệm kỳ này tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thể chế về phân phối kết quả làm ra để giải phóng sức sản xuất, tạo động lực và nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

Hoàn thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có chính sách đột phá tháo gỡ những vướng mắc, tạo thuận lợi hỗ trợ DN phát triển trên cơ sở đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Hoàn thiện thể chế về phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, về giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, để tranh thủ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đổi mới vai trò, chức năng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị.

Phát huy vai trò kinh tế nhà nước

Tại hội nghị, Trung ương nhận định dù còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục nhưng nhìn tổng thể, DN nhà nước đã nỗ lực vươn lên trong sản xuất - kinh doanh, không ngừng đổi mới, đạt được nhiều kết quả. DN nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, đối phó những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát; đóng góp lớn trong xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước; đóng góp quan trọng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội.

Tổng Bí thư yêu cầu trong thời gian tới, cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả để DN nhà nước thực sự phát huy được vai trò, vị trí then chốt trong khu vực kinh tế nhà nước, là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Đẩy mạnh chuyển đổi hầu hết các DN nhà nước thành DN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu. Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, DN, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản…

Cơ cấu lại, đổi mới các DN nhà nước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị DN; thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của DN nhà nước; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát DN và vốn, tài sản của nhà nước đầu tư.

Kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý DN nhà nước móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành "nhóm lợi ích", "sân sau" thao túng hoạt động, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho nhà nước và DN.

Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân

Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, đến nay đã "là một động lực quan trọng" để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Thực tế, kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng 39%-40% GDP; một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn đã được hình thành, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.

Trung ương yêu cầu trước hết, cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm nòng cốt để bảo đảm xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.

Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất - kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại...

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Các doanh nhân, doanh nghiệp cần chủ động, tích cực hơn nữa trong đổi mới quản lý, quản trị DN, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DN cũng như từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Chăm lo đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Thực hiện nghiêm mọi quy định của pháp luật, nhất là quy định của pháp luật về trách nhiệm xã hội của DN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên, môi trường… 

Ban hành 3 nghị quyết chuyên đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Ba nghị quyết chuyên đề về kinh tế được Trung ương ban hành tại hội nghị này đều là những vấn đề cốt yếu, đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm do Đại hội XII đã đề ra về phát triển kinh tế - xã hội.

Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng và việc thi hành kỷ luật cán bộ được Trung ương đồng tình, nhất trí cao chắc chắn sẽ góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận của Trung ương tại hội nghị lần này sẽ góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống, tạo khí thế mới trong toàn Đảng, toàn dân.

Củng cố niềm tin của nhân dân

Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian tới cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, với quyết tâm cao hơn để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt, cụ thể hơn nữa, giải quyết có hiệu quả những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dư luận xã hội; củng cố và tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM - do có khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ trong thời kỳ là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo