xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vực dậy vùng đất chết

Bài và ảnh: THÀNH ĐỒNG

“Cái khó ló cái khôn”, nhiều người dân ở huyện Bình Chánh, TP HCM xoay xở làm giàu căn cơ ngay trên vùng đất phèn

Trước đây, khu vực rộng lớn xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh ngập quanh năm, đất bị nhiễm phèn nặng nên không một loại cây nào có thể phát triển được. Sau nhiều lần thất bại, các hộ dân chuyển sang nuôi heo. Từ đó có người dùng nước phân chuồng để khử phèn và kết quả đáng ngạc nhiên.

Đơm trái ngọt từ đất phèn

Không dừng lại ở đó, người dân còn mạnh dạn trồng bưởi da xanh để thử nghiệm. Lúc đầu, họ lấy nước đã được khử phèn bằng nước phân chuồng để tưới cho cây bưởi nhưng càng ngày bưởi càng còi cọc rồi chết. Quyết tìm ra “thuốc” đặc trị, một số người thay đổi giống, cải tạo đất bằng cách dùng phân chuồng của đàn heo hàng ngàn con đang nuôi. Kết quả đã cho họ những mùa bội thu, cây bưởi da xanh phát triển, cho trái nhiều và ngon.

Từ vùng đất phèn nhưng do biết cải tạo, nhiều hộ dân ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh làm giàu từ việc trồng bưởi da xanh
Từ vùng đất phèn nhưng do biết cải tạo, nhiều hộ dân ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh làm giàu từ việc trồng bưởi da xanh

Bà Ngọc Thúy là một trong những người tiên phong trồng bưởi da xanh ở vùng đất “chết” và thành công. Hiện vườn bưởi của gia đình bà Thúy có hơn 300 gốc, một tháng thu hoạch 2 lần, mỗi lần khoảng 300 kg. “Giá ngày thường từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Tết đến, giá bán có khi lên đến 80.000 đồng/kg nhưng năm nào cũng không đủ để cung cấp cho thị trường” - bà Thúy khoe.

Theo bà Thúy, trồng bưởi da xanh thu khoảng 1,5 tỉ đồng/ha/năm. Ngoài phân hóa học thì phân heo là yếu tố quyết định thành công. Chưa hết, bà Thủy còn nuôi 1.100 con heo.

Thấy người dân ở đây trồng bưởi da xanh cho lợi nhuận cao, ông Lê Đức Thinh cũng thuê 2,5 ha đất của nông trường để trồng. Theo ông Thinh, khoảng 3 năm sau, vườn bưởi của ông sẽ cho thu hoạch hàng chục tấn mỗi năm. Hiện nhiều khu vực trên địa bàn huyện Bình Chánh có hàng trăm hộ dân chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ sang mô hình VAC (vườn-ao-chuồng), cho thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm.

Ông Mai Quốc Thái, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại TP HCM, cho biết bưởi da xanh chỉ trồng 3 năm là cho thu hoạch, khi cây có tuổi thọ từ 7-8 năm thì thay cây mới. “Do một số hộ dân trồng không đúng kỹ thuật nên năng suất chưa cao như mong muốn” - ông Thái chia sẻ.

Tỉ phú cọ dầu

Là người hoạt động nhiều năm trong nghề bất động sản nhưng sau đó anh Lê Phong Phú (ngụ xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh) chuyển sang làm vườn. Hiện anh Phú có gần 30 ha trồng cây cọ dầu. Anh Phú khoe: Trái cọ dầu có giá 2.700 đồng/kg, riêng cành và bẹ có giá bán 2.000 đồng/kg. Bình quân mỗi ha cho 16 tấn trái cọ dầu/năm. “Do phải bán dưới dạng thô nên giá trị kinh tế thấp, sắp tới tôi sẽ mua máy để ép dầu bán có giá hơn” - anh Phú cho biết.

Được biết, trước đây vùng đất này bị bỏ hoang vì người dân không biết sử dụng vào mục đích gì. Sau khi xuất ngũ, anh Phú thấy phí quá nên nhắm mắt làm liều, ai dè thành công. “Mới đây có công ty của Nhật Bản đặt 10.000 tấn cọ dầu mỗi năm nhưng tôi không nhận mà để cung cấp cho thị trường trong nước” - anh Phú cho biết.

Sở dĩ cây cọ dầu cho lợi nhuận cao vì từ gốc tới ngọn không có gì là không sử dụng được: xác cọ dầu để nuôi côn trùng, cành để nuôi con sùng ba, phân của côn trùng dùng để trồng rau sạch... Hiện anh Phú đã tạo công ăn việc làm cho gần 50 lao động. “Ngoài làm vườn, tôi còn kết hợp trồng bonsai, cây kiểng để lấy ngắn nuôi dài; về lâu dài sẽ lấy cọ dầu làm cây chiến lược” - anh Phú tâm đắc.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 9-2

Phất lên nhờ nuôi động vật hoang dã

Từng theo nhiều nghề khác nhau nhưng đều thua lỗ nên anh Cao Thanh Long (ngụ phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) quyết chuyển sang nghề nuôi động vật hoang dã. Anh cho biết hiện trại chăn nuôi của anh rộng hơn 4.000 m2 với hàng trăm con chồn hương, nhím, gà rừng, bồ câu, dúi... Trong đó, chồn hương là loại đem lại thu nhập cao nhất.

Mọi việc bắt đầu từ năm 2006, anh Long mua một cặp gà rừng về nuôi chơi. Sau một thời gian thấy gà rừng dễ nuôi, ít bệnh, chi phí thấp nên anh nảy sinh ý định nuôi gà rừng để bán. Anh Long cho biết bình quân mỗi con gà rừng con có giá 100.000 đồng, con trưởng thành lên đến 700.000 đồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao nên anh quyết định nuôi gà rừng bán giống.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo