xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vui một nửa

An Quý

Hẳn ai cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng của Samsung - một trong những nhà sản xuất thiết bị điện tử cầm tay hàng đầu thế giới - và thấy dòng chữ “Made in Vietnam” thì chắc sẽ cảm thấy tự hào. Tự hào vì Việt Nam đã được biết đến là địa chỉ đỏ trên bản đồ thế giới về công nghệ cao. Tuy nhiên, đó chỉ là niềm vui một nửa.

Hai mươi năm tập đoàn công nghệ số 1 của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng là khoảng thời gian ngành điện tử non trẻ của chúng ta kịp ngoi lên trong thời gian ngắn rồi chết dần, chết mòn. Bây giờ, hỏi sản phẩm điện tử thuần Việt Nam nào xài được, đáp án sẽ rất khó tìm. Phải động não thật lâu chưa chắc trả lời được, mà có trả lời cũng kém thuyết phục.

Ban đầu, khi ngành điện tử Việt Nam hấp hối, người ta lý giải là do thiếu công nghệ hiện đại, không thể làm ra hàng tinh xảo, chất lượng cao và thiếu ngành công nghiệp phụ trợ nên không thể sản xuất hàng loạt, cho ra sản phẩm giá cạnh tranh. Đến khi Samsung thành công, nguyên nhân được thấu rõ: Hơn - thua nằm ở “cái đầu”!

Trước khi chọn Việt Nam làm “cứ điểm”, Samsung biết rõ chúng ta đang thiếu và yếu những gì. Công nghiệp phụ trợ sau hàng chục năm hô hào, nay gần như vẫn là con số 0, thế mà tập đoàn của Hàn Quốc đâu hề bỏ cuộc. Họ một mặt kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam làm đối tác, miễn là đáp ứng các tiêu chuẩn thì sẽ được tham gia vào chuỗi cung ứng của họ; một mặt chọn các đối tác công nghiệp phụ trợ từ nhiều nước khác. Cộng hưởng với các lợi thế từ chính sách thuế, nhân công, vị trí địa lý, thị hiếu tiêu dùng..., Samsung đã thành công rực rỡ tại nước ta.

Ngoài nhà máy sản xuất điện thoại thông minh và phụ kiện cực lớn ở tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn khoảng 2,5 tỉ USD, Samsung còn mở rộng với nhà máy sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử tại Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên, khoảng 5 tỉ USD) và dự án sản xuất đồ điện tử tại TP HCM với khoảng 1,4 tỉ USD. Từ những nơi này, sản phẩm của Samsung “bay” khắp toàn cầu. Năm 2013, chỉ tính riêng Samsung Bắc Ninh đã đem về kim ngạch xuất khẩu 23 tỉ USD.

Chúng ta tất nhiên thơm lây từ nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam này, thiết thực hơn là đem lại việc làm cho hàng triệu lao động và nhiều giá trị khác về kinh tế, công nghệ, quản trị. Tuy nhiên, ngẫm lại càng thấy rất buồn. Buồn vì quá ít doanh nghiệp Việt Nam được trở thành đối tác cung ứng cho Samsung dù chúng ta có hàng trăm doanh nghiệp nhà nước mệnh danh là “quả đấm thép”. Buồn vì trong giá trị xuất khẩu “tỉ đô” thu về ấy, chúng ta được hưởng một phần rất nhỏ. Buồn vì được tiếng nhân công giá rẻ nhưng lao động càng “rẻ” thì tiếp thu, học hỏi khoa học - công nghệ hiện đại càng chậm chạp. Nhìn rộng ra các ngành khác như dệt may, da giày..., chúng ta vừa phụ thuộc quá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu vừa thụ động về đầu ra, xem như chỉ gia công toàn diện cho nước ngoài.

Cảm giác tự ti vì phụ thuộc sẽ trì kéo sự phát triển nhiều hơn. Rõ ràng, chưa tự lực thì chưa thể tự cường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo