xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xe buýt tiêu tốn 6.800 tỉ đồng: Phải tiếp tục “lột xác”

THU HỒNG

Hàng loạt dự án “làm mới hình ảnh xe buýt” đang được Sở GTVT triển khai để nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình vận tải công cộng này

Theo nhận định của UBND TPHCM, với tiến độ thực hiện các tuyến metro và xe điện mặt đất như hiện nay thì đến năm 2020, xe buýt vẫn là phương tiện chủ lực trong hoạt động vận tải công cộng của TP. Để đảm trách nhiệm vụ này và xứng đáng với số tiền ngân sách bỏ ra để trợ giá, ngành xe buýt còn nhiều thứ phải làm.

img
Không phải chen lấn, được phục vụ chu đáo là mong muốn của hành khách khi đi xe buýt. Ảnh: TẤN THẠNH

Sắp xếp lại mạng lưới tuyến

Một bất cập hiện nay của hệ thống xe buýt ở TPHCM là sự trùng lắp mạng lưới tuyến khiến các đơn vị kinh doanh xe buýt bị giảm sản lượng.

Theo đề án “Hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TPHCM đến năm 2020” do PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trường ĐH Bách khoa TPHCM và thạc sĩ Lê Trung Tính, nguyên trưởng Phòng Quản lý Vận tải công nghiệp Sở GTVT, phối hợp thực hiện, để tăng khả năng vận chuyển khách, Sở GTVT cần sắp xếp lại mạng lưới xe buýt theo mô hình kết hợp: tuyến trục chính - tuyến nhánh - tuyến thu gom.
Trong đó, tuyến trục chính là tuyến liên kết vùng và hoạt động trên các hành lang vận tải xe buýt, trong tương lai có thể sẽ chuyển thành tuyến đường sắt đô thị. Tuyến nhánh hoạt động trong những khu vực xác định, liên kết các điểm phát sinh, đầu mối trung chuyển. Còn tuyến thu gom thu hút người dân sống tại các cụm dân cư nằm cách xa tuyến trục và tuyến nhánh.
Khi thực hiện đề án, sẽ phải điều chỉnh lộ trình 42 tuyến, hủy bỏ 6 tuyến, tăng 25 tuyến nhánh mới nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dân với xe buýt. Khi đó sẽ đạt sản lượng 1,8 triệu lượt hành khách/ngày. Đến năm 2015, dự kiến toàn mạng lưới có thể đảm nhận 19,3% nhu cầu đi lại của người dân với khoảng 21,6 triệu hành khách/ngày và năm 2025 là 40% nhu cầu đi lại.

Ngoài ra, đề án cũng phân bổ mạng lưới tuyến rộng khắp, đưa các tuyến buýt về ngoại thành thay vì chỉ tập trung các quận trung tâm như hiện nay (chiếm 67% tổng cự ly tuyến) khiến nhiều tuyến có hệ số trùng lắp cao đến 56%.

Thay dần xe buýt cũ 

Theo ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT, hiện hàng loạt dự án “làm mới hình ảnh xe buýt” đang được triển khai, như thẻ xe buýt thông minh, thùng bán vé tự động, gần đây là dự án xe buýt sạch chạy bằng nhiên liệu thiên nhiên, xe buýt nhanh BRT và xe buýt điện..., như luồng gió mới cho ngành vận tải công cộng.
“Đáng lưu ý là dự án thay mới 1.680 xe buýt (trong đó có 300 xe buýt sạch) đã được Sở Tài chính thẩm định xong và đang chờ UBND TP phê duyệt. Với mức hỗ trợ lãi suất 5% từ phía Nhà nước, nhà đầu tư chắc chắn sẽ mạnh dạn thay xe mới. Riêng 300 xe buýt sạch, Sở GTVT đề xuất Nhà nước hỗ trợ 100%  lãi suất vay cho chủ đầu tư bởi vốn đầu tư 1 xe khá cao, nếu được thông qua, cuối năm 2014, hàng loạt xe buýt sạch sẽ bon bon trên đường” - ông Thanh nói.
Cũng theo ông Thanh, dự án thẻ xe buýt thông minh sau khi thí điểm trên 2 tuyến xe vào năm 2010, dự kiến cuối năm 2014 sẽ triển khai đồng loạt trên 150 tuyến và có thể kết nối với các tuyến metro khi các tuyến này đưa vào hoạt động. Ngoài thẻ thông minh, đề án “Hệ thống kiểm soát và thông tin xe buýt tại TPHCM” sẽ được Sở GTVT triển khai thí điểm trong năm nay trên tuyến Bến Thành - Bến xe Chợ Lớn.
Ứng dụng này giống như “mắt thần” giúp nâng cao năng lực quản lý của trung tâm điều hành và giúp doanh nghiệp vận tải giám sát hành trình xe buýt. “Những dự án trên khi triển khai sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ cho ngành xe buýt, điều quan trọng là xã viên, HTX, doanh nghiệp vận tải mong muốn chính sách hỗ trợ bền vững, lâu dài từ phía  Nhà nước để yên tâm đầu tư”- ông Thanh nói.

Khách hài lòng với giá vé

Cuộc khảo sát gần nhất của Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải hành khách công cộng - Sở GTVT TPHCM trên 963 hành khách đi xe buýt, cho thấy tỉ lệ hài lòng và không hài lòng của hành khách đã thay đổi so với trước đây.
Theo đó, khách hài lòng nhất là giá vé (791 người), kế đến là lộ trình tuyến (669 người) và đúng giờ (588 người)… Khách không hài lòng nhất là tiện nghi trên xe (139 người), tiếp theo là thái độ phục vụ (118 người), còn lại là ý kiến trung lập.
Theo một lãnh đạo Sở GTVT, kết quả này rất đáng lưu ý để ngành xe buýt khắc phục những yếu kém, đặc biệt là nhóm ý kiến trung lập, có thể họ sẽ thay đổi sự hài lòng nếu chất lượng cải thiện và ngược lại.

Bỏ phí 100 tỉ đồng mỗi năm

Tiền ngân sách trợ giá cho hoạt động xe buýt ở TPHCM mỗi năm một tăng, năm 2002 chỉ có 39,6 tỉ đồng thì đến năm 2012 đã vọt lên đến 1.461 tỉ đồng, tăng gấp 37 lần! Để nhẹ gánh cho ngân sách, vấn đề quảng cáo trên xe buýt đã được cơ quan chức năng kiến nghị nhưng TP vẫn chưa thông qua vì cho rằng việc này gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, khó quản lý nội dung quảng cáo.

Trong Pháp lệnh Quảng cáo (năm 2002) và Luật Quảng cáo do Quốc hội ban hành (có hiệu lực từ ngày 1-1-2013) không hề cấm quảng cáo trên phương tiện giao thông. Trước đây, việc quảng cáo này do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp phép thì nay còn “mở” hơn khi Luật Quảng cáo bãi bỏ cả việc cấp phép quảng cáo trên phương tiện giao thông. Các tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo; không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc phương tiện giao thông; sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật về giao thông (tức vẽ, dán quảng cáo trên xe không đúng quy định - điểm d khoản 4 điều 33 Nghị định 71). Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo theo phương pháp hậu kiểm.

Như vậy, việc quảng cáo trên xe buýt là hoàn toàn có thể. Nếu TPHCM thực hiện, mỗi năm quảng cáo trên xe buýt sẽ mang về hơn 100 tỉ đồng. Trong khi các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương... đã cho phép quảng cáo trên xe buýt từ lâu thì đến cuối năm 2011, TPHCM mới giao cho Sở GTVT nghiên cứu đề án xây dựng hệ thống thương hiệu và khai thác quảng cáo thương mại trên xe buýt. Tuy nhiên, qua gần 2 năm nghiên cứu, đề án này vẫn nằm trên giấy.

Ánh Nguyệt

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo