xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin lỗi đi, ta sẽ “cao” hơn!

Cao Tuấn

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã đưa ra lời xin lỗi hôm 16-1 về những sai sót trong chương trình Điều ước thứ 7 phát trên sóng VTV3.

Câu chuyện tình và điều ước của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào cùng chàng trai Nguyễn Nhật Thanh thu hút đông đảo khán giả trong chương trình phát sóng tối 10-1 hóa ra không đúng với thực tế. Ở đây, lời xin lỗi để mong hàn gắn vết thương của 2 nhân vật chính, người thân của họ và hàng triệu khán giả là hoàn toàn cần thiết.

Có lẽ sẽ không quan trọng để tìm một định nghĩa tốt nhất về từ “xin lỗi” bởi hầu như nó là đòi hỏi tối thiểu trong giao tiếp và ứng xử hằng ngày. Nó còn là văn hóa và phép lịch sự. Nói một cách đơn giản, khi ai đó làm điều gì sai dù không lớn mà ảnh hưởng tiêu cực đến người khác thì phải xin lỗi. Song, lời xin lỗi sẽ trở nên trống rỗng, vô nghĩa nếu không kèm theo đó là sự hối tiếc về việc làm ngoài ý muốn; thái độ tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác và nỗ lực tránh tái phạm.

Thế nhưng, hiểu là một chuyện và hành động là chuyện khác. Có vẻ như văn hóa “cảm ơn - xin lỗi - vui lòng” vốn dĩ quá bình thường ở các nước văn minh thì vẫn cứ là loại “hàng hóa” xa xỉ ở nước ta. Hãy xem, một thanh niên chạy xe ẩu đâm vào đuôi xe của một phụ nữ khi dừng ở ngã tư khiến chị luống cuống suýt ngã nhưng không chỉ không xin lỗi, anh ta còn ném về phía chị cái nhìn vênh váo. Có những chính khách không thực hiện đúng lời hứa, gây thất vọng cho nhiều người nhưng vẫn “lặng im một cách đáng sợ”. Cả những bậc cha mẹ, thầy cô có khi xử sự không đúng cách, làm tổn thương con cái, học trò nhưng một lời xin lỗi với các em vẫn là điều quá hiếm.  Cũng có không ít cán bộ không có thói quen nói điều “hối tiếc” với thuộc cấp dù lỗi của họ sờ sờ ra đó…

Sao họ sợ thốt ra lời xin lỗi đến mức ghê gớm vậy? Sợ phải hạ mình chăng? Vấn đề ở đây là sai và đúng chứ đâu phải lớn hay nhỏ! Không lẽ quyền cao, chức trọng là được miễn trừ chuyện xin lỗi? Nhiều người quên mất rằng khi phạm lỗi và khiêm tốn nói lời xin lỗi, họ sẽ trở nên “cao” hơn và đáng trọng hơn!

Thử đặt câu hỏi: Trong cuộc sống náo nhiệt hiện nay, có bao nhiêu việc làm sai trái đã bị tổ chức hay cá nhân lờ đi, lấp liếm hoặc đổ thừa mà chưa đưa ra lời xin lỗi? Ở các nước tiên tiến, người ta không chỉ nói với nhau lời xin lỗi một cách chân thành, tự giác khi cần mà hơn thế nữa, họ còn chủ động yêu cầu cá nhân hay cơ quan nào đó xin lỗi nếu mắc sai lầm. Đặt sự khe khắt đó của người phương Tây vào không gian câu chuyện Điều ước thứ 7 đang gây xôn xao, nếu như VTV phát đi lời xin lỗi muộn thì việc dư luận đòi “một lời xin lỗi” từ cơ quan này không phải là động thái quá đáng.

Người ta nói khi có lỗi mà không xin lỗi thì ta đã phạm thêm một lỗi nữa. Và, nhà văn Stephen Gosson đã cụ thể hóa điều đó qua câu nói rất tinh tế: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo