xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xới tung núi rừng tìm vàng, đá quý

Bài và ảnh: THANH TUẤN

Nhiều núi đồi, cánh rừng nguyên sinh tại tỉnh Thanh Hóa đang bị “vàng tặc”, “đá tặc” băm nát

Thời gian gần đây, tại khu vực đồi Cây Sú thuộc xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra công khai.

“Vàng tặc” lộng hành

Nạn khai thác vàng trái phép tại địa phương trên diễn ra từ tháng 9-2016 đến nay. Một trong những đầu nậu khai thác vàng trái phép phải kể đến là Khương Phú Sơn (ngụ TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).


Ảnh lớn: Khu vực rừng ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân bị xới tung để tìm đá quý

Ảnh nhỏ: Các lán trại khai thác vàng trái phép tại xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành

Ảnh lớn: Khu vực rừng ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân bị xới tung để tìm đá quý

Ảnh nhỏ: Các lán trại khai thác vàng trái phép tại xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành

Ông Nguyễn Văn Soạn, Chủ tịch UBND xã Thạch Cẩm, xác nhận khu vực bị khai thác vàng trái phép thuộc phần đất lâm nghiệp của 2 hộ dân trên địa bàn thôn Đồng Tiến. “Sau khi có tình trạng trên, xã đã vào kiểm tra và được biết việc thăm dò, khai thác vàng của ông Khương Phú Sơn là trái pháp luật nên yêu cầu dừng khai thác, tháo dỡ lán trại, đưa máy móc ra khỏi khu vực đồi Cây Sú. Tuy nhiên, ông Sơn vẫn không chấp hành, lén lút khai thác” - ông Soạn nói.

Cũng theo ông Soạn, sau khi xã có báo cáo, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa đã về kiểm tra, phối hợp với Công an huyện Thạch Thành và UBND xã Thạch Cẩm vào thu giữ máy móc, đồng thời lấp 1 hố vàng (sâu 7 m) và tháo dỡ toàn bộ lán trại, đến nay “vàng tặc” không còn hoạt động.

Thế nhưng, thông tin của ông Soạn lại trái ngược với những gì phóng viên ghi nhận được tại bãi vàng vào trưa 25-4. Vào thời điểm trên, tại khu vực đồi Cây Sú có khoảng 7 lán trại, máy móc đào, đãi vàng hoạt động liên tục. Nhiều hố sâu đã được đào bới, một lượng đá lớn đã được kéo dưới hầm lên chuẩn bị đưa vào máy nghiền để thực hiện các công đoạn tách tìm kiếm vàng. Ông Nguyễn Đình Lương, cán bộ địa chính xã Thạch Cẩm, đi cùng phóng viên tỏ ra bất ngờ khi chứng kiến cảnh trên. Ông Lương nói sẽ báo cáo lãnh đạo cử người vào xử lý ngay.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 25-4, ông Bùi Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, cho biết chưa hề nhận được báo cáo nào của xã phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép nên cũng không rõ thực hư. “Tôi sẽ báo cáo chủ tịch huyện và cử đoàn xuống kiểm tra xem thế nào, sau đó mới đưa ra hướng xử lý” - ông Thông nói.

Đi tìm đá, phá luôn rừng

Tại vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân), những cánh rừng nguyên sinh ở khu vực thác Trai Gái, đồi Tỷ, đồi Xe Máy, hòn Con Pông thuộc xã Xuân Lệ cũng đang bị “đá tặc” xới tung để tìm đá quý (loại đá xanh).

Tình trạng khai thác đá quý diễn ra tại đây bùng phát trở lại từ năm 2016 đến nay. Khắp các cánh rừng già là những hố sâu nham nhở. Nhiều hố đào hàm ếch, ăn khuyết vào trong, gây nguy cơ cao sạt lở đất, ngã đổ cây rừng.

Gần 1 ngày luồn rừng, chúng tôi bắt gặp rất nhiều nhóm thanh niên miệt mài khoét núi để tìm vận may. Họ đều là những lao động nghèo khó, có cuộc sống bấp bênh, vì miếng cơm manh áo mà đánh cược mạng sống trong những hố sâu đào bới bừa bãi để mong được đổi đời. “Tôi theo chân anh em đi đào đá cũng được ngót 5 năm rồi nhưng vận may chưa thấy. Nghe nói nhiều nhóm đào được đá quý bán vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng mà ham” - anh Cầm Bá Thao (ngụ xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân) thật thà.

Đáng nói là việc khai thác đá quý không chỉ tác động xấu đến môi trường sinh thái mà còn khiến nhiều cây gỗ quý gãy đổ, thậm chí bị lợi dụng để phá rừng trái phép. Qua xác minh, Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân ghi nhận nhiều cây rừng tại khu vực đồi Tỷ, đồi Xe Máy, hòn Con Pông bị đốn hạ. Tại văn bản gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa ngày 24-4, Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân báo cáo có 13 cây gỗ lớn bị đốn hạ, trữ lượng gỗ khoảng 10 m3, phần lớn đã bị tẩu tán khỏi rừng.

Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân cho rằng để xảy ra tình trạng khai thác đá, khai thác gỗ trái phép có trách nhiệm của chính quyền xã và chủ rừng nên đã tham mưu cho UBND huyện xử lý theo thẩm quyền.

Nhiều người bỏ mạng

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, tình trạng khai thác đá xanh trái phép tại huyện Thường Xuân đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Trong đó, thương tâm nhất là vụ sập hầm vào ngày 8-2-2015 khiến 3 người tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân tử nạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo