xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ý thức

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng

Tai nạn giao thông (TNGT) là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân Việt. Không chỉ ra đường tham gia giao thông mà ở trong nhà hai bên đường cũng có thể bị tai nạn.

Năm 2015, gần 9.000 người chết vì TNGT và hàng chục ngàn người bị thương. Thiệt hại nhân mạng và vật chất có thể thống kê nhưng mất mát về tinh thần và di hại xã hội thì không thể tính. Nhà nước đã cố gắng bằng nhiều biện pháp, từ tăng cường giám sát, tăng hình phạt, tuyên truyền đến hội thảo, ra quân… nhưng TNGT vẫn như con ngựa bất kham.

Có những đoạn đường tử thần liên tục xảy ra tai nạn. Điển hình là đoạn Quốc lộ 1 qua huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần như tuần nào cũng có vài người chết. Hầu hết đều đổ lỗi cho Bộ Giao thông Vận tải vì đường chỉ có 2 làn xe mà không có dải phân cách. Nhiều người còn “mắng mỏ” vì đề nghị làm dải phân cách mấy năm nay mà bộ vẫn bỏ ngoài tai.

Trước đây, tôi cũng nghĩ vậy. Sau này, có dịp ra nước ngoài, tôi đã nghĩ khác. Trừ đường cao tốc, nhiều quốc lộ 2 chiều ở các nước như Thái Lan, Malaysia và cả Nhật Bản cũng không có dải phân cách. Ô tô vẫn chạy hàng trăm km/giờ. Đặc biệt, không tài xế nào bóp còi. Các đồng nghiệp của tôi bảo: “Đường quốc lộ 2 làn xe ngược chiều không bao giờ có dải phân cách. Chỉ cần 1 xe trục trặc, đường sẽ tắc”. Xe thiên hạ kiểm định chặt chẽ còn sợ hỏng hóc, xe Việt Nam thì khỏi bàn. Có lẽ đây là lý do mà Bộ Giao thông Vận tải trì hoãn việc làm dải phân cách?

Tôi nghĩ đường càng nguy hiểm càng ít tai nạn vì tài xế nào cũng cẩn trọng. Chỉ nguy hiểm với người mới, với người ngủ gục, say xỉn hay ngáo đá. Vấn đề ở đây là ý thức chấp hành luật giao thông. Từ các cấp quản lý, kiểm định, giám sát đến chủ xe và tài xế đều lỏng lẻo, xuê xoa thì đừng mong TNGT giảm. Nhà dân hai bên đường còn bị ủi sập thì dải phân cách chẳng là gì cả. Nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam cứ thắc mắc “sao đã có đèn tín hiệu mà còn phải có CSGT canh chừng? Đã có CSGT, sao lại có thêm mấy người áo xanh phất cờ?”.

Từ chuyện TNGT, lại nghĩ đến chuyện xả rác vô tội vạ của người Việt. Dọc đường, từ quốc lộ, tỉnh lộ đến hương lộ, đâu cũng xả. Tìm đủ cách hạn chế nhưng năm sau cứ nhiều hơn năm trước. Rất nhiều người đổ lỗi do không có thùng rác nên phải vứt đại. Hình như “đổ lỗi” là thuộc tính của người Việt, từ lãnh đạo đến dân thường. Bằng chứng là nhiều chỗ có thùng nhưng rác vẫn vứt bừa bãi. Người Nhật nổi tiếng vệ sinh, từ toilet đến trên xe - tàu và ngoài đường, gần như không có thùng rác công cộng. Rác của ai, người đó phải giữ và mang đến thùng rác cố định hoặc về nhà, không có chuyện vứt bừa trên tàu, xe. Vậy mà người Nhật vẫn vệ sinh nhất nhì thế giới. Chẳng bù cho người Việt, tàu xe nào cũng có thùng rác nhưng rác vẫn vứt bừa bãi.

Ý thức của cộng đồng bắt đầu từ mỗi công dân. Cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp nếu nhà nước và công dân tìm được tiếng nói chung, cùng nhận thức và hành động. Chuyện gì cũng vậy, bắt đầu từ mỗi cá thể trong xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo