xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

5 bất cập trong đầu tư BOT

GIAO NGUYÊN

Trong 5 bất cập khi đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, có việc lựa chọn vị trí đặt trạm, lựa chọn nhà đầu tư và chính sách phí (giá) tại một số dự án chưa phù hợp

Theo nguồn tin Báo Người Lao Động nhận được ngày 22-8, vừa có đánh giá về quá trình tổ chức thực hiện đầu tư các dự án theo hình thức hợp đồng BOT.

5 bất cập trong đầu tư BOT - Ảnh 1.

Các dự án BOT giao thông góp phần thay đổi diện mạo đất nước nhưng còn nhiều bất cập Ảnh: Tấn Thạnh

Các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT đã mang lại những kết quả tích cực. Theo đó, diện mạo về hệ thống giao thông tại Việt Nam - đặc biệt là hệ thống đường, cầu - có sự chuyển biến rõ rệt, tạo điểm nhấn cho sự phát triển của đất nước. Nhiều công trình BOT đã phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế và nguồn vốn ODA thu hẹp dần thì việc huy động thông qua hình thức hợp đồng BOT là hướng đi đúng đắn để phát triển giao thông nói riêng, phát triển kinh tế nói chung. Thông qua đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, nhiều doanh nghiệp (DN), kể cả DN nhà nước, có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tỉ đồng từ vốn tín dụng ngân hàng đã được đầu tư vào nền kinh tế và chính những DN tham gia đầu tư các dự án BOT có điều kiện trưởng thành, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, các dự án BOT có 5 hạn chế, bất cập. Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư BOT chưa hoàn thiện và đồng bộ; chưa phù hợp thực tế và thông lệ quốc tế. Quá trình xây dựng văn bản pháp luật chưa lường hết được các tác động đối với người sử dụng đường.

Thứ hai, công tác lập, thẩm định, tính toán phương án tài chính và phê duyệt dự án của cơ quan thẩm quyền còn một số nội dung chưa hợp lý; công tác lựa chọn vị trí đặt trạm và chính sách phí (giá) tại một số dự án còn bất cập, chưa nhận được sự đồng thuận của người dân; công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của nhà đầu tư còn một số sai sót.

Thứ ba, công tác lựa chọn nhà đầu tư còn bất cập, năng lực nhà đầu tư trong nước còn hạn chế, chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ vốn.

Thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; việc triển khai tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, chưa triệt để, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hoàn thành công trình.

Thứ năm, việc giám sát thi công chưa chặt chẽ, một số dự án chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó là công tác quyết toán còn chậm và kéo dài, khó khăn trong việc xác định giá trị đầu tư thực tế, xác định thời gian hoàn phí của dự án.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, làm rõ những hạn chế, khiếm khuyết trên, việc giám sát dự án BOT cho thấy trong thời gian tới sẽ khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống luật, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư BOT.

Qua kết quả thanh tra, kiểm tra của bộ và các cơ quan có thẩm quyền đã xác định cụ thể trách nhiệm và kiểm điểm nghiêm túc đối với các tập thể, cá nhân liên quan. 

Trạm thu phí Cai Lậy: Thay chủ đầu tư, áp dụng thông tư riêng

Liên quan đến thông tin dự án tuyến tránh Cai Lậy thay đổi chủ đầu tư được dư luận cho là có dấu hiện bất thường, tìm hiểu của phóng viên cho thấy theo hợp đồng BOT số 43/ HĐ.BOT-BGTVT ký ngày 28-8-2014, giữa Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể và chủ đầu tư chính là Liên doanh Công ty CP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1, tổng mức đầu tư dự án là 1.398 tỉ đồng (làm tròn số). Trong đó, vốn nhà đầu tư là 15% (khoảng 208 tỉ đồng), vốn vay 85% (khoảng 1.178 tỉ đồng). Nhà đầu tư này được Bộ GTVT chỉ định thầu. Thời gian thu phí theo hợp đồng là 6 năm 4 tháng 29 ngày.

Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau khi ký hợp đồng (tháng 10-2014), Công ty CP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã "chuyển nhượng" dự án này cho Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái. Theo phụ lục hợp đồng ký ngày 9-3-2017, giữa Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật và nhà đầu tư, thời gian thu phí của Công ty Bắc Ái và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 không thay đổi nhưng lại không áp dụng Thông tư 159/2013/TT-BTC mà thay vào đó là Thông tư 30/2016 do Bộ Tài chính ban hành ngày 23-2-2016. Thông tư này chỉ áp dụng riêng cho trạm thu phí Cai Lậy nên có mức phí thấp nhất là 35.000 đồng và cao nhất là 180.000 đồng. T.An - L.Phong

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo