xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp thấp sắp mạnh lên thành bão giật cấp 11, hướng vào Hà Nội

Văn Duẩn

(NLĐO)- Áp thấp nhiệt đới đang tăng tốc và sẽ mạnh lên thành bão, giật cấp 11 và có khả năng đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định với tâm bão dự báo đi qua khu vực Hà Nội.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 2-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 112,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230 km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Áp thấp sắp mạnh lên thành bão giật cấp 11, hướng vào Hà Nội - Ảnh 1.

Dự báo vị trí và dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 13 giờ ngày 3-7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 220 km, cách Nam Định khoảng 300 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 107,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, có khả năng đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 13 giờ ngày 4-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển các tỉnh Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Từ chiều mai 3-7, ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, từ đêm mai tăng dần lên cấp 7-8, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.

Diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp gây gió mạnh ở vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định, mưa rất lớn, lũ quét, sạt lở đất trên khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trong khoảng ngày 3 và 4-7.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, ở vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.

Bắc Bộ và miền Trung sẽ có mưa to đến rất to

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ kết hợp với rìa phía Tây của áp thấp nhiệt đới nên đêm nay và ngày mai 3-7, ở khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và trung Trung Bộ có mưa, riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (lượng mưa phổ biến 30-70 mm/24 giờ, có nơi trên 100 mm/24giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khu vực Hà Nội, từ chiều mai 3-7, có mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Từ đêm mai 3-7 đến ngày 5-7, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển về phía đất liền nên ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-250 mm/đợt, có nơi trên 300 mm/đợt); ngày 3, 4-7, vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 50-150 mm/đợt, có nơi trên 200 mm/đợt).

Trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-5 m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao có khả năng đạt báo động 1, các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh còn dưới báo động 1.

Sau thời gian dài nắng nóng, đất bị khô nứt, đặc tính của đất bị phá vỡ và cháy rừng đã xảy ra ở khu vực Bắc miền Trung, bề mặt thảm phủ bị suy giảm, mưa lớn trên diện rộng gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ do nghẽn dòng, lũ bùn, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi phía Bắc, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Đặc biệt là các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa đến Quảng Bình.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo