xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cả cục làm quan

PHẠM DƯƠNG

Cứ ngỡ rằng chuyện “cả sở làm quan” chỉ có ở các địa phương, ai ngờ ngay tại bộ ngành trung ương cũng thấy hiện tượng “cả cục làm quan”.

Vụ ông phó cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường báo mất 385 triệu đồng khi đang đi kiểm tra tại tỉnh Long An đã làm "phát lộ" một số vấn đề, trong đó có biểu hiện được cho là "cả cục làm quan".

Cho dù là cơ quan mới thành lập được vài ba năm với định biên ghi rõ số nhân sự là 25 người, trong đó có 16 lãnh đạo các cấp cùng 9 nhân viên là những chuyên viên và lao động hợp đồng, song thực tế hiện nay tại Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường lại khác khá xa. Cơ quan này hiện có 26 nhân sự nhưng có tới 22 lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên và chỉ có 4 chuyên viên; có những phòng chỉ có lãnh đạo trưởng và phó phòng mà không có nhân viên nào.

Không biết công tác nhân sự và bộ máy tổ chức của Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường được quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm thế nào, thế nhưng, nhìn vào việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Quang thấy có điều không ổn. Vị cục phó báo bị mất gần 400 triệu đồng khi đang đi thực thi công vụ này được bổ nhiệm khi chưa đủ điều kiện.

Trước đó, cứ ngỡ rằng trường hợp "cả sở làm quan" như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 44/46 người là cán bộ lãnh đạo là chuyện hy hữu, ai dè căn bệnh này còn lan ra một bộ ở trung ương.

Từ chuyện "cả sở làm quan" tới "cả cục làm quan" đã phần nào lý giải vì sao bộ máy cơ quan và biên chế nhà nước càng tinh giản lại càng phình to, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Bộ máy hành chính nặng nề kéo theo bao hệ lụy tiêu cực. Đáng nói trước hết là ngân sách phải dành một khoản chi lớn để trả lương cùng những hoạt động thường xuyên của đội ngũ cồng kềnh này. Hiện chi thường xuyên, trong đó có phần không nhỏ để trả lương và "nuôi" bộ máy chiếm tới hơn 73% tổng chi ngân sách, trong khi chi đầu tư phát triển chỉ gần 18%. Hệ lụy không kém phần đáng lo khác là sự cồng kềnh, kém hiệu quả của bộ máy, trong đó có cả những tiêu cực, nhũng nhiễu đã không ít lần được công luận phản ánh.

Đổi mới bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tránh trùng lắp, "giẫm lên chân nhau" vì thế đang là một yêu cầu và đòi hỏi bức thiết. Không đổi mới được bộ máy có thể làm chậm, trì trệ hay cản đường tiến trình đổi mới. Hội nghị Trung ương 6, dự kiến khai mạc ngày mai (4-10), có bàn thảo và quyết định vấn đề "đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả" . Hy vọng quyết sách tại hội nghị đang được trông đợi này sẽ vạch phương hướng, đồng thời chỉ rõ biện pháp, cách làm để tạo đột phá đổi mới bộ máy của cả hệ thống chính trị, từ bộ máy hành chính nhà nước tới bộ máy các cơ quan, đoàn thể. Kèm theo đó, quan trọng không kém là những chế tài đủ hiệu lực để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, phát huy vai trò trong thực tiễn phát triển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo