xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các chủ đầu tư lý sự

NHÓM PHÓNG VIÊN

Đặt trạm tại vị trí bất hợp lý và bị phản ứng, các chủ đầu tư nói "do bộ", "do tỉnh". Công trình sớm xuống cấp, họ bảo "do thời tiết"!

Nói về vị trí đặt trạm thu phí BOT Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi), ông Huỳnh Kim Lập, Chủ tịch HĐQT Thiên Tân Group (chủ đầu tư), cho biết: "Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lập dự án, kêu gọi doanh nghiệp (DN) vào đầu tư nên vị trí đặt trạm thu phí cũng đều do bộ quyết định, nhà đầu tư không có quyền lựa chọn. Bộ chỉ chỗ nào, chúng tôi làm chỗ đó. Còn việc vì sao lại đặt ngay đó mà không đặt chỗ khác thì cái này phải hỏi Bộ GTVT".

Ông nào cũng nói "hợp lý"!

Theo ông Lập, vị trí đặt trạm thu phí tại huyện Tư Nghĩa nhằm hoàn vốn cho cả dự án BOT mở rộng Quốc lộ (QL) 1 (đoạn từ huyện Tư Nghĩa đi huyện Đức Phổ) chứ không riêng gì 2 tuyến đường tránh qua huyện Mộ Đức và Đức Phổ. "Chúng tôi cũng đã đầu tư vốn rất lớn vào đó rồi. Nhưng tình hình mấy hôm nay người dân các nơi phản ứng thế này, không ai dám đầu tư BOT nữa đâu" - ông Lập băn khoăn.

Về vị trí trạm BOT Định An trên tuyến cao tốc Liên Khương - Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) bị cho là "hết sức phi lý", ông Nguyễn Đình Trưởng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hùng Phát (chủ đầu tư), vẫn khăng khăng là "hợp lý". "Do trước đây QL20 đoạn qua xã Định An rất xấu, đường cao tốc Liên Khương hoàn thành đi vào sử dụng vừa giải quyết vấn đề đường xấu vừa tạo ra cửa ngõ nối liền sân bay Liên Khương với TP Đà Lạt ngày càng thuận tiện hơn, trạm thu phí ở vị trí cũ thu chung QL20 với cao tốc Liên Khương là hợp lý. Ngoài ra, trạm này còn được sự đồng ý của UBND tỉnh Lâm Đồng thì đơn vị giữ nguyên trạm thu phí tại vị trí hiện nay" - ông Trưởng lập luận.

Các chủ đầu tư lý sự - Ảnh 1.

Khe co giãn cầu Bà Tồn đoạn nằm trong dự án nâng cấp Quốc lộ 1 của BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang hư hỏng nặng (Ảnh do người dân cung cấp)

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Công ty CP Đồng Thuận (chủ đầu tư trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), quả quyết: "Thủ tướng có văn bản giao Bộ GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Tài chính thống nhất vị trí cụ thể. Từ đó, vị trí đặt trạm tại Km1842 (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã được nhất trí trong các hồ sơ pháp lý, phù hợp với quy hoạch mạng lưới thu phí của Chính phủ".

Với trạm thu phí Nam Bình Định, theo ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định (chủ đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Km1212+400 - Km1265 Nam Bình Định - Phú Yên), vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án như hiện nay được Bộ GTVT và chính quyền địa phương xác định trước khi doanh nghiệp của ông ký hợp đồng triển khai. Cụ thể, sau khi khảo sát, ngày 21-3-2013, Ban Quản lý dự án 2 - Bộ GTVT có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định đề nghị đặt trạm tại Km1212+550, thuộc địa bàn phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn như hiện nay. Trên cơ sở đó, ngày 17-5-2013, UBND tỉnh Bình Định có văn bản chấp thuận vị trí đặt trạm thu phí tại Km1212+550. Đến ngày 8-9-2014, một lần nữa UBND tỉnh Bình Định có văn bản gửi Bộ GTVT tái khẳng định việc chấp thuận vị trí đặt trạm thu phí trên.

Sau khi xem xét, nghiên cứu vị trí đặt trạm thu phí và khả năng hoàn vốn dự án, đến ngày 21-10-2013, Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định và Bộ GTVT mới chính thức ký hợp đồng BOT dự án nâng cấp, mở rộng QL1 Nam Bình Định - Phú Yên. Tổng vốn đầu tư hơn 2.041 tỉ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn 22 năm 5 tháng và chuyển giao công trình vào năm 2041."Với tổng mức đầu tư hơn 2.041 tỉ đồng, chúng tôi nghĩ rằng vị trí đặt trạm thu phí tại Km1212+550 là hoàn toàn hợp lý" - ông Hoàng lý giải.

Đường vừa làm xong vẫn... nâng cấp, sửa chữa

Về việc tuyến cao tốc Liên Khương - Đà Lạt đang xuống cấp nghiêm trọng, ông Nguyễn Đình Trưởng giải thích: "Tình trạng mặt đường xuống cấp là do đường cao tốc đưa vào khai thác đã gần 10 năm. Thời gian gần đây, tỉnh Lâm Đồng xuất hiện mưa gió nhiều nên trục đường xuất hiện nhiều điểm hư hỏng. Trước mắt, đơn vị cho triển khai dặm vá tạm thời những vị trí hư hỏng để xe cộ lưu thông thuận tiện hơn. Đến năm 2018, đơn vị sẽ khảo sát toàn bộ, xác định kinh phí để tiến hành trùng tu toàn bộ tuyến đường cao tốc này".

Dù thừa nhận đường tránh 12 km và một số đoạn ở khu vực nâng cấp QL1 qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu xuống cấp nhưng đại diện Công ty TNHH Đầu tư QL1 Tiền Giang (chủ đầu tư) cho rằng do miền Tây đang bước vào mùa mưa. Khi mưa đổ xuống sẽ xảy ra hiện tượng đường bị xói và bong tróc. Ngoài ra, nhiều phương tiện lưu thông với tải trọng vượt quá quy định dẫn đến đường bị lún. Đại diện công ty này biện hộ: "Trong quá trình vận hành và khai thác, chúng tôi khi thấy chỗ nào hỏng thì tham gia nâng cấp, sửa chữa chứ không phải làm đường xong rồi thôi".

Tuy nhiên, ông Phạm Sỹ Thành, chuyên gia về cầu đường, phản bác những lý do mà chủ đầu tư đưa ra. Đó là trước khi thực hiện dự án đều phải tính toán đến vị trí và khí hậu, môi trường xung quanh. "Đường tránh Cai Lậy mới hoạt động mà lún thì phải xem lại. Tại sao các công trình thời Pháp xây dựng ở Việt Nam tồn tại đến 100 năm vẫn còn sử dụng rất tốt? Nhiều cây cầu Pháp xây đến giờ mình không thể nào đập đi được?" - ông Thành đặt vấn đề.

Đặt trạm ngoài phạm vi dự án

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa ban hành về dự án BOT Phước Tượng - Phú Gia (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nội dung hợp đồng giữa Bộ GTVT với chủ đầu tư vào ngày 24-10-2013 không đề cập rõ vị trí trạm thu phí và công nghệ thu. Trong quá trình thực hiện dự án, hai bên đã ký phụ lục điều chỉnh một số nội dung hợp đồng. Trong đó, bổ sung vị trí trạm thu phí ngoài phạm vi dự án, nằm ở Bắc hầm Hải Vân nhưng lại không điều chỉnh phương án tài chính của hợp đồng tương ứng nội dung bổ sung về vị trí trạm thu phí ngoài phạm vi dự án.

Theo hợp đồng, thời gian thu phí là 19 năm 2 tháng 17 ngày. Song, Thanh tra Chính phủ khẳng định thời gian thu phí phải điều chỉnh xuống còn 8 năm 6 ngày...

Q.NHẬT

Yêu cầu nhà đầu tư BOT Cai Lậy sửa đường

Ngày 6-9, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản yêu Công ty TNHH Đầu tư QL1 Tiền Giang tổ chức khắc phục các hư hỏng trên tuyến tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1987 +560 thuộc tỉnh Tiền Giang như phản ánh của báo chí.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trước đó, qua kiểm tra ngày 31-8, tổng cục đã có văn bản yêu cầu nhà đầu tư BOT Cai Lậy khẩn trương khắc phục các hạng mục bị hư hỏng của dự án. Tuy nhiên, Công ty TNHH Đầu tư QL1 Tiền Giang xử lý chưa triệt để, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng công trình khi đưa vào khai thác, gây bức xúc trong dư luận.

V.DUẨN

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo