xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cội nguồn sức mạnh từ dân

MAI LỊCH

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, điều hành việc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân làm kim chỉ nam

Thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông nhiều lần chỉ bảo quần thần: "Trẫm muốn ra ngoài dạo chơi, lắng nghe tiếng nói của dân, xem xét lòng dân... để làm cho dân đỡ khổ".

Thượng sách giữ nước

Nhiều triều đại trong lịch sử nước ta đã thể hiện sự kính trọng, đề cao vai trò làm chủ của nhân dân thể hiện bằng những chiếu dụ rất hợp lòng dân, coi trọng cả việc trực tiếp tiếp xúc với dân bằng việc vi hành.

Mô hình "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) được vua Trần Thái Tông chỉ rõ: "May gối dài, trải chiếu rộng, kê giường liền cùng ngủ", thể hiện sự khuyên răn của vua đối với quần thần là phải biết gần gũi với sinh hoạt của cộng đồng dân cư, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa các thành phần xã hội.

Thời Quốc công Tiết chế Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng từng nêu quan điểm về việc phát huy sức mạnh của nhân dân từ quyền làm chủ. Theo đó, nguồn gốc sức mạnh của đất nước chính là biết khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, "đó là thượng sách giữ nước".

Cội nguồn sức mạnh từ dân - Ảnh 1.

Qua việc vận động của các cấp ủy Đảng và chính quyền TP HCM, lực lượng đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia khơi thông lục bình ứ đọng trên rạch Dừa (quận 2) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đến thời đại Hồ Chí Minh cũng tỏ rõ việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, quyết giành độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Điều đó càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò và giá trị về sức mạnh của nhân dân.

Thực tế cho thấy trong quá trình lãnh đạo cách mạng, điều hành việc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân làm kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng; luôn lấy nghĩa vụ cao cả và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân làm nền tảng chính trị để vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, phù hợp với yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Báo Sự Thật phát hành ngày 15-10-1949 đăng bài "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung bài báo thể hiện rất rõ quan điểm của Người về vai trò to lớn của nhân dân, đó là: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Thấm nhuần lời dạy của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện theo quan điểm "lấy dân làm gốc", thường xuyên đề cao vai trò lịch sử của nhân dân, tích cực xây dựng bộ máy công quyền các cấp "của dân, do dân và vì dân", phát huy cao nhất và toàn diện quyền làm chủ của nhân dân. Theo đó, khơi dậy và phát huy được tinh thần yêu nước và sức mạnh vô địch của nhân dân qua các giai đoạn cách mạng.

Nền tảng cho mọi quyết sách

Thực tiễn chứng minh không phải bây giờ chúng ta mới hiểu, mới phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Bởi từ khi Đảng ta ra đời (3-2-1930) cho đến nay đã chứng minh mọi kết quả và thắng lợi của cách mạng đều do sự sáng tạo trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng, nền tảng cho mọi quyết sách của Đảng và nhà nước ta.

Được tham gia trực tiếp vào những vấn đề có tính "quốc kế dân sinh" chính là điều kiện thuận lợi để mỗi công dân bộc lộ ý nguyện và khả năng của mình. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được thực hiện lâu nay, là cơ sở chính trị tạo ra mối quan hệ cộng đồng lành mạnh hơn, mối quan hệ giữa Đảng - chính quyền - nhân dân được bền chặt hơn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh". 

Dìm phê bình hoặc phớt phê bình là khinh rẻ ý kiến nhân dân, là trái với dân chủ và rất có hại, cũng như có bệnh mà từ chối uống thuốc".

HỒ CHÍ MINH

Dự lường những khó khăn

Trong quá trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân có những lúc không tránh hết những sai sót, khuyết điểm. Do đó, cần dự lường cho hết những khó khăn, phức tạp nảy sinh từ cơ sở và sự chống phá của các thế lực thù địch, để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chủ trương cho phù hợp. Trong đó, đặc biệt lưu ý việc lợi dụng dân chủ để gây tác hại cho lợi ích cộng đồng; sớm phát hiện, có kế hoạch ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, làm thất bại mọi ý đồ phá hoại sự nghiệp cách mạng của chúng ta.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo