xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu QH lên tiếng về cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng

Phương Nhung

(NLĐO)- Xung quanh việc cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Sĩ Lợi cho rằng cần suy nghĩ để xây dựng một chính sách đúng, đảm bảo được cuộc sống của người về hưu.

Ngày 31-10, bên lề QH, ĐBQH tỉnh Thanh Hoá Bùi Sỹ Lợi cho hay việc cô giáo Trương Thị Lan (Hà Tĩnh) khi về hưu nhận được mức lương 1,3 triệu đồng/tháng là hoàn toàn đúng chính sách.

Đại biểu QH lên tiếng về cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng - Ảnh 1.

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi - Ảnh: quochoi.vn

Cụ thể, theo phân tích của ông Lợi, cô giáo Trương Thị Lan đã tham gia giảng dạy 37 năm, nhưng theo hình thức dân lập, không theo cơ chế công lập. Cô giáo Lan mới có 22 năm 8 tháng được ký Hợp đồng lao động, tức là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Do đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của cô giáo Lan được tính trong 22 năm 8 tháng. Tính bình quân theo hệ số lương quy đổi thì toàn bộ số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của cô Lan chỉ có 1,8 triệu đồng.

Theo đó, khi cô Lan về hưu, tiền lương hưu tương ứng với 69% tiền lương bình quân làm cơ sở để hưởng chính sách BHXH, tức là 69% của 1,8 triệu đồng. Như thế, tiền lương để hưởng chính sách BHXH là 1.263.000 đồng.

Theo ĐB tỉnh Thanh Hoá, năm 2015, QH đã quyết định tất cả những người tham gia đóng BHXH bắt buộc khi về hưu nếu lương hưu không đạt bằng mức tiền lương cơ sở thì thấp nhất phải bằng lương cơ sở. "Do đó, BHXH đã bù thêm 37.000 đồng để cho cô giáo Lan được hưởng lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng. Điều này là rất đúng đắn, đúng quy định của pháp luật" - ông Lợi nhấn mạnh.

Tuy vậy, ông Lợi cũng bày tỏ vấn đề đặt ra là giáo dục mầm non là một trong 4 hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy, khi giáo viên tham gia dạy thì phải cho họ được tham gia BHXH bắt buộc ngay từ đầu.

Từ câu chuyện của cô Lan, ĐBQH Bùi Sĩ Lợi cho rằng,bài toán đặt ra là phải nghiên cứu chính sách để cải cách lại hệ thống BHXH, mức đóng phải cao lên, từ đó tiền lương trả cho giáo viên cũng phải cao lên.

"Vấn đề này, hiện Chính phủ đang nghiên cứu trong Đề án đổi mới cải cách chính sách tiền lương và chính sách BHXH" - ông Lợi cho hay.

Cũng theo ông, mức lương 1,3 triệu đồng/tháng mới đảm bảo mức lương tối thiểu, rất khó khăn cho người dân. "Từ hiện thực khách quan này, chúng ta phải suy nghĩ để xây dựng một chính sách đúng, và quan trọng là đảm bảo được cuộc sống của người khi về hưu, đó là chính sách an sinh xã hội" - ĐB Lợi nói.

Cụ thể, vấn đề quan trọng của các ngành hiện nay là nghiên cứu cơ chế chính sách để chuẩn bị cho người bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc. Cùng đó, giải thích để người tham gia thấy rằng muốn lương hưu cao thì phải đóng BHXH ở mức cao, thời gian đóng BHXH phải dài hơn… để đủ được 75% lương bình quân khi nghỉ hưu.

Ngoài ra, cần làm sao để mở rộng đối tượng tham gia đóng BHXH, để khi hết tuổi lao động, về hưu đều có lương hưu. Đây chính là chính sách an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 15 và Kết luật 68 của Trung ương.

"Đây là một vấn đề chúng ta hết sức phải suy nghĩ, từ câu chuyện của cô giáo Trương Thị Lan. Chúng ta phải điều chỉnh cơ chế, chính sách để làm sao người dân tham gia vào hệ thống BHXH và phải đảm bảo được cuộc sống khi về già" - ông Lợi nhắc lại.

Trước đó, khi tranh luận tại hội trường, ĐBQH cũng nhấn mạnh: "QH rất sáng suốt là tất cả những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà về hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì được bằng lương cơ sở", nên chúng ta cấp bù cho chị Lan 37.000 để đạt 1.300.000. Như vậy, không phải do chúng ta làm sai, mà chúng ta đang cải cách tiền lương nên sẽ tính theo cách đóng cao để hưởng cao hơn và thời gian đóng dài hơn".

Cũng tại hội trường, các ĐBQH đã bày tỏ nhiều ý kiến tranh luận "nóng" về câu chuyện cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng vấn đề mà cử tri đặt ra là mức lương trong ngành giáo dục, nhất là giáo dục mầm non đã thỏa đáng chưa. "Tôi nghĩ vấn đề này QH cần phải xem xét. Bảng lương cho giáo viên về hưu thấp quá thì phải xem, nếu chưa thỏa đáng thì phải xem lại" - ông Trí đề nghị.

ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cũng đề nghị QH nghiên cứu sửa đổi, tăng lương cho giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục mầm non. Bởi vì, cô giáo mầm non vừa sử dụng trí tuệ, kỹ năng, tình yêu thương để giáo dục trẻ vừa phải lao động chân tay để chăm lo bữa ăn, giấc ngủ và dỗ dành trẻ. Họ xứng đáng để được nhận đồng lương cao hơn.

"Chúng ta quyết không còn những trường hợp như cô giáo Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh, sau 37 năm dạy học mầm non, nay khi nhận quyết định nghỉ hưu cô đã chết lặng với mức lương hưu mà được hưởng sắp tới sẽ là 1,3 triệu đồng/tháng" - ông Hiểu nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo