xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐBSCL chi hỗ trợ mỗi nơi mỗi khác

NHÓM PHÓNG VIÊN

Cùng bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng các địa phương ở ĐBSCL áp dụng mỗi nơi mỗi khác

Trong những đợt hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vừa qua, nhiều lao động tự do tại Bạc Liêu phản ánh không nhận được hỗ trợ dù chính quyền địa phương đã lập danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) xem xét.

Mừng hụt

Ông Nguyễn Thành Kiệt - làm thợ nhôm ở xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu - cho biết trong lúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, gia đình ông mất toàn bộ thu nhập vì dừng hoạt động. Ông đã được chính quyền địa phương đưa vào danh sách hỗ trợ nhưng cuối cùng bị gạt ra vì không thuộc diện đối tượng trong quy định của tỉnh cũng như 11 đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. "Tôi thắc mắc vì sao thợ hồ, mộc được hỗ trợ mà thợ sắt, nhôm không được dù đều bị ảnh hưởng như nhau" - ông Kiệt đặt vấn đề.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Bùi Minh Túy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu, cho biết việc hỗ trợ cho lao động tự do bị mất thu nhập bởi dịch Covid-19 được căn cứ theo quyết định của UBND tỉnh từ nguồn cân đối ngân sách. "Trong đó có quy định cụ thể nhóm ngành nghề được hỗ trợ, cho nên những nhóm nghề không nằm trong đối tượng được hỗ trợ thì không thể giải quyết, do đó không ít bà con phàn nàn. Còn gói hỗ trợ của Chính phủ quy định 11 đối tượng nhưng không có đối tượng lao động tự do" - ông Túy nói.

Chị N.T.T (thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho hay kể từ đầu đợt dịch Covid-19 bùng phát đến nay, chị đóng cửa tiệm tóc để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 rồi Chỉ thị 15+. Khi biết tin có gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng để giúp cho những người làm việc không cố định, chị T. rất mừng. "Tuy nhiên, hiện chỉ có những người hành nghề bán vé số dạo mới được lãnh trợ cấp một lần 1,5 triệu đồng, nên tôi vẫn chờ dù đã được tổ trưởng nơi thuê trọ xác nhận hơn 1 tháng nay" - chị T. bày tỏ.

ĐBSCL chi hỗ trợ mỗi nơi mỗi khác - Ảnh 1.

Người bán vé số dạo (trái) ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhận tiền hỗ trợ từ Nghị quyết 68. Ảnh: MINH SƠN

Bị động trong chi hỗ trợ

Theo Sở LĐ-TB-XH TP Cần Thơ, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 68, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện và 9 quận - huyện cũng đã triển khai. Tính đến ngày 20-9, toàn thành phố đã hỗ trợ cho 3.663 người sử dụng lao động với 99.492 lượt người, với kinh phí hơn 84,5 tỉ đồng.

Đối với nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt đã phê duyệt hỗ trợ 57.743 lượt người (hơn 115,7 tỉ đồng). Đến nay đã chi cho 23.143 lượt người với hơn 41,5 tỉ đồng (đạt 40,69% số lượng được phê duyệt). Trong đó, chính sách hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động được 7.121 người với kinh phí hơn 10,3 tỉ đồng (đạt 92,6%).

Bà Lý Phương Thảo (phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bày tỏ: "Sau khi dịch ập tới nên tôi không còn bán vé số được nữa. Vừa qua, tôi được nhà nước hỗ trợ 2 đợt với tổng cộng 2 triệu đồng. Với số tiền này cũng giúp gia đình tôi mua được lương thực, thực phẩm dùng trong những ngày giãn cách".

Tại Tiền Giang, ông Lý Văn Cẩm, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, cho biết đến nay đã có 33.884 lượt người được chi hỗ trợ xã hội bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Dự kiến trong các đợt tới sẽ có tổng cộng 300.000 người được hưởng chế độ này.

"Khó khăn lớn nhất của tỉnh trong quá trình triển khai chi hỗ trợ là người thụ hưởng rất nhiều. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu quản lý từng đối tượng khác nhau và không đồng bộ nên việc rà soát, lập danh sách gặp khó khăn, mất nhiều thời gian. Lực lượng cán bộ làm công tác chi trả mỏng nhưng trong thời gian ngắn phải chi cho nhiều đối tượng với nguồn kinh phí lớn nên đôi lúc bị động" - ông Cẩm nói.

Ông Phạm Sơn, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh An Giang, cho biết tỉnh đã tiếp nhận hơn 212 tỉ đồng từ gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 để chi cho 12 nhóm đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, hiện các địa phương mới chỉ hỗ trợ cho 100% viên chức hoạt động nghệ thuật, NLĐ tại các doanh nghiệp và 75% NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cùng một số NLĐ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi, với tổng số tiền hơn 55 tỉ đồng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo