xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dễ hư hỏng thế sao!

Phạm Hồ

"Có tình trạng đại gia, đại ca làm hư hỏng cán bộ, trong đó có cán bộ to". Ý kiến được một đại biểu đưa ra tại kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 19-9 này không khỏi làm dư luận bất ngờ. Cán bộ dễ bị hư hỏng đến thế sao?

Cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao, được học tập, trui rèn qua nhiều năm, nhiều vị trí làm việc. Họ có cả bộ máy tổ chức đào tạo, giám sát hằng ngày từ trong công việc thì làm sao có thể dễ dàng bị chi phối từ các đại gia? Những cán bộ sai phạm có quan hệ đến doanh nghiệp được phát hiện trong thời gian qua thực chất là mối quan hệ cộng sinh để kiếm lợi. Doanh nghiệp chi tiền để chi phối những người có quyền lực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với lĩnh vực họ kinh doanh. Đáp lại, những cán bộ này sẽ có tác động để tạo lợi thế hoặc độc quyền cho doanh nghiệp.

Ngay trong câu chuyện đang gây xôn xao dư luận về những sai phạm của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, chúng ta không khó để có thể mường tượng những chiếc ô tô và nhà của doanh nghiệp vì sao được giao cho vị cán bộ này sử dụng. Hoặc trong đại án Hà Văn Thắm, tiền tỉ đã được mang đến tận nơi cho cán bộ hải quan và cán bộ trong tập đoàn doanh nghiệp nhà nước vì lẽ gì cũng đã được phân tích, mổ xẻ tại tòa.

Đồng tiền là xương máu của các chủ doanh nghiệp, họ không dễ dàng chi khi nó không sinh lợi. Điều này giải thích được sự mâu thuẫn khi doanh nghiệp đắn đo xây một căn nhà chỉ vài chục triệu đồng cho những người nghèo khó nhưng sẵn sàng tặng tài sản tiền tỉ cho cán bộ. Và trong mê trận chung chi này, không ít doanh nghiệp trở thành nạn nhân chứ không phải là thủ phạm như băn khoăn của vị đại biểu Quốc hội trên. Họ phải chi tiền, bị buộc phải chi tiền cho những người nắm giữ quyền lực liên quan đến mình. Và không doanh nghiệp nào dám nói không dù biết là nguy hiểm, có thể đối mặt với tội danh đưa hối lộ.

Trong bối cảnh chống tham nhũng quyết liệt như hiện nay, chúng ta cũng đã thấy mối quan hệ doanh nghiệp - quyền lực phức tạp và tinh vi hơn nhiều. Đại gia nhiều khi chỉ là "người làm thuê" cho những người có quyền lực. Chúng ta cũng khó hình dung ra những doanh nghiệp tư nhân lớn, thực chất là sân sau của cán bộ và người điều hành tất nhiên phải xem cán bộ kia là ông chủ.

Thực tế đau xót trên đang diễn ra và nó minh họa rõ nét cho câu chuyện nguy hại hơn: Chạy chức chạy quyền. Khi một người bỏ tiền ra để có một chiếc ghế quyền lực, thì họ sẽ có cách để thu hồi số tiền đó. Nếu số tiền bỏ ra là của đại gia thì người ngồi ở chiếc ghế trên nhanh chóng trở thành công cụ để họ kiếm tiền. Tất nhiên, những đồng tiền này không bao giờ minh bạch.

Đổ thừa cho hoàn cảnh là cách làm dễ nhất và thiếu trách nhiệm nhất mỗi khi thất bại. Trong công cuộc chống tham nhũng cấp bách đang diễn ra, chúng ta không cho phép mình chùn tay và mềm lòng đối với những cán bộ nhúng chàm. Xót thương cho sự sai trái chính là nhẫn tâm với số đông người dân lương thiện vẫn còn khó khăn trong cuộc sống hiện nay.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo