xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đỡ đẻ cho rùa biển ở Hòn Cau

Thương Hoài

Đảo Hòn Cau (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) có diện tích 12.500 ha với hệ sinh thái phong phú, được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới coi là bãi đẻ của rùa biển. Nơi đây, hằng ngày có những con người lặng lẽ làm công việc đỡ đẻ cho rùa biển.

Trước việc khai thác biển quá mức đã làm ảnh hưởng môi trường sống của rùa biển trên đảo Hòn Cau, năm 2011, UBND tỉnh Bình Thuận thành lập Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Hòn Cau (Khu Bảo tồn) nhằm bảo tồn và phát triển hệ sinh thái biển nơi đây. Trong đó có việc bảo vệ và nhân giống rùa biển. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, với nỗ lực của các thành viên trong Khu Bảo tồn đã giúp rùa biển thường xuyên quay lại và đẻ trứng trên đảo Hòn Cau.

Lưu Yến Phi, nhân viên Khu Bảo tồn, cũng là cô gái duy nhất tham gia việc đỡ đẻ cho rùa biển tại Hòn Cau. Cô cho biết từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch là mùa rùa biển sinh sản trên đảo. Đây là lúc rùa lên bờ đẻ trứng. Các thành viên trong Khu Bảo tồn sẽ thay nhau thức đêm canh để theo dõi vì rùa biển rất nhạy với âm thanh và ánh sáng lúc lên bãi chuẩn bị đẻ, nếu bị kinh động sẽ bò lại xuống biển hoặc đang đẻ sẽ ngừng ngay. Gặp những con dễ tính thì chỉ thời gian ngắn lên bờ là rùa làm tổ rồi đẻ ngay. Nhưng cũng có nhiều con rất kỹ, cứ làm hết tổ này đến tổ khác, ngụy trang đủ kiểu, có khi mất 3-4 đêm mới chịu "lâm bồn", nên việc các thành viên trong Khu Bảo tồn liên tục thức trắng canh rùa đẻ là chuyện thường xuyên.

Đỡ đẻ cho rùa biển ở Hòn Cau - Ảnh 1.

Thức trắng đêm canh rùa biển đẻ trứng. (Ảnh do Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Hòn Cau cung cấp)

Không chỉ để rùa tự đẻ, tự ấp, hiện các thành viên Khu Bảo tồn đã hoàn thiện khu ấp trứng riêng cho rùa biển nên tỉ lệ trứng nở thành công cao hơn khi ấp tự nhiên. Gần 8 năm qua, các nhân viên Khu Bảo tồn đã "đỡ đẻ" cho hàng ngàn tổ và thả về tự nhiên hàng triệu con rùa biển. Anh Nguyễn Trọng Bằng, thành viên đội tuần tra Khu Bảo tồn, cho biết do ít người nên vào cao điểm mùa rùa đẻ trứng, các anh em phải chia nhau đi canh, có khi nhiều ổ rùa đẻ cùng lúc nhưng cách xa nhau nên phải đi bộ hàng chục cây số trong đêm để gom trứng đem về khu ấp.

Trên đảo Hòn Cau không có dân cư sinh sống hay bất cứ dịch vụ nào. Vào mùa rùa đẻ, do phải túc trực thường xuyên, thiếu quần áo, nhiều hôm Yến Phi xuống biển tắm rồi lên bờ ngồi ngoài nắng cho khô người. Tối đến, giường là bãi biển ướt sũng hay những mặt đá lởm chởm ê buốt lưng. "Lúc đầu cũng ngại nhưng riết rồi quen, dù vất vả nhưng khi nhìn những chú rùa nhỏ xíu được thả về lại biển là hạnh phúc lắm" - Yến Phi tâm sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo