xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổ lỗi ông trời

LINH PHƯƠNG

Sau trận bão lịch sử số 12, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.900 trụ điện bị gãy, đổ, 1.700 cột điện bị nghiêng, 500 km đường dây bị đứt, tổng thiệt hại khoảng 97 tỉ đồng.

Xót xa trước thiệt hại lớn về tiền của, người dân cũng tỏ ra nghi ngờ chất lượng các cột điện. Khi gãy, đổ, các trụ này lòi ra lõi thép là những cọng thép bằng que đũa. Người dân cho biết trong khi một số trụ có thép bằng ngón tay cỡ phi 10-12 thì trụ điện gần nhà của họ lại chỉ cỡ phi 6 và đặt vấn đề hoài nghi, liệu chất lượng có bảo đảm?

Lãnh đạo Công ty CP Điện lực Khánh Hòa giải thích trụ điện có nhiều loại và mỗi thời điểm chuyển giao, tiếp nhận, đầu tư khác nhau nên bên trong thép có cấu tạo khác nhau. Trưởng ban quản lý dự án của công ty này cho rằng do sản xuất trụ bê-tông bằng công nghệ mới là ly tâm dự ứng lực, có nhược điểm là lực uốn kém hơn nên thường gãy ngang.

Rõ ràng, cứ nại ra công nghệ mới, cộng thêm yếu tố khách quan được viện dẫn là cơn bão quá lớn, mọi việc e rằng cũng đâu vào đó. Dân một số thôn, xã bị mất điện suốt cả tuần tới 10 ngày cũng bởi chất lượng công trình kém, đưa ông trời ra mà đổ lỗi thì dân dễ cảm thông, chịu đựng thiệt thòi bởi thiên tai.

Bằng cảm quan, cũng sẽ nhận thấy kết cấu trụ điện với thép phi 6 là quá nhỏ so với kích thước trụ điện. Với những cơn bão mạnh như bão số 12, chuyện gãy, đổ là tất yếu. Lãnh đạo Công ty CP Điện lực Khánh Hòa cho biết sẽ rà soát lại các khâu để kiểm tra, xử lý thiếu sót, rút kinh nghiệm và xem xét chất lượng các trụ điện. Đó là sự cầu thị song dư luận mong rằng phải đi kèm với thiện chí và sẵn sàng nhận trách nhiệm, mới mong các công trình của ngành điện trên địa bàn có chất lượng tốt hơn, chịu đựng được các tình huống thiên tai…

Hàng chục năm trước đây, những cơn mưa được xem là "mưa thử thách cơ sở hạ tầng" tại TP HCM và nhiều đô thị lớn khác. Những trận mưa gây ngập và lộ ra những hư hỏng tại hàng chục điểm trên địa bàn làm rõ thêm chất lượng hệ thống cống rãnh, tiêu thoát nước cũng như chất lượng các công trình của ngành giao thông vận tải đến đâu. Từ đó, hàng chục ngàn tỉ đồng đã được đổ vào các chương trình chống ngập, xây dựng công trình giao thông trọng điểm. Hiện trên cả nước cũng có rất nhiều công trình giao thông mới đưa vào sử dụng chưa bao lâu thì đã hư hỏng, xuống cấp nặng nề. Chủ đầu tư cứ đổ lỗi do mưa bão, nắng nóng cho nhẹ phần trách nhiệm.

Còn nhớ khi cơn bão số 8 năm 2012 đi qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Tâm (tỉnh Tây Ninh) nói bão đến quét đi nhiều công trình chất lượng kém. "Bão là nỗi sợ của người dân nhưng cũng là cơ hội để xóa đi những dấu vết của tiêu cực, tham nhũng ở đây. Có biện pháp nào để khắc phục tình hình, để quy buộc trách nhiệm các bên liên quan, để quản lý công trình xây dựng, tránh lãng phí, thất thoát, để nếu có thiên tai cũng không thể xóa hết những dấu vết sai phạm ở đây?" - ông Tâm đặt câu hỏi.

Câu hỏi đó đến nay vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Người trong cuộc vẫn quen đổ lỗi cho ông trời và thầm cảm ơn ông trời không bật lại. Nhưng họ quên hay cố tình quên rằng khi trời phạt vì tội dối trá thì đừng hả họng mà kêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo