xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gần 100.000 tỉ đồng nối TP HCM với 7 tỉnh

THÀNH ĐỒNG

Bổ sung mới 5 tuyến đường và điều chỉnh hàng loạt công trình giao thông để kết nối TP HCM với 7 tỉnh phía Nam nhằm giảm ùn tắc, phát triển kinh tế

Đó là thông tin được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đưa ra sau buổi họp về kết nối giao thông Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam vừa diễn ra. Cuộc họp đã thống nhất điều chỉnh bổ sung mới 5 tuyến giao thông kết nối với tổng chiều dài khoảng 239,1 km; quy mô từ 4 đến 6 làn xe. Tổng mức đầu tư khoảng 32.000 tỉ đồng, chia làm 2 giai đoạn từ 2020-2025 và sau 2025.

Những dự án xuyên vùng

Tuyến giao thông kết nối được bổ sung mới đầu tiên phải kể đến là tuyến đường ven hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) nối với sông Sài Gòn (TP HCM). Kế đến là tuyến đường nối từ nút giao Gò Công qua sông Đồng Nai kết nối Quốc lộ 20, Quốc lộ 1. Tuyến đường nối Quốc lộ 14 với Nhơn Thành (tỉnh Bình Phước), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thuận An (tỉnh Bình Dương) và cao tốc Gò Dầu - TP Tây Ninh - Xa Mát (Tây Ninh)...

Đồng thời, điều chỉnh kéo dài đối với 10 trục đường chính đã quy hoạch với tổng chiều dài 727,5 km, tổng mức đầu tư khoảng 62.000 tỉ đồng như: Trục khép kín Vành đai 4 qua khu vực Cần Giờ và kết nối với đường liên cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) qua cầu Phước An (tỉnh Đồng Nai); điều chỉnh kết nối giữa trục đô thị số 4 với cao tốc Bến Lức - Long Thành với sân bay Long Thành (Đồng Nai) - Vành đai 4 nhằm giảm áp lực cho cao tốc Long Thành - Dầu Giây khi sân bay Long Thành đưa vào khai thác; điều chỉnh hướng tuyến vành đai Bắc Biên Hòa qua sông Đồng Nai đi Bình Dương để kết nối với đường Vành đai 3 TP HCM...

Gần 100.000 tỉ đồng nối TP HCM với 7 tỉnh - Ảnh 1.

Ùn tắc ở các cửa ngõ ra vào TP HCM đang ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi phải đẩy mạnh liên kết giao thông trong vùng Ảnh: GIA MINH

Về việc giải quyết khó khăn cho dự án Vành đai 3, đại diện Sở GTVT TP cho biết đoạn 1 sẽ xây dựng đoạn từ Nhơn Trạch (Đồng Nai) đến TP HCM. Hiện hạng mục đã được Bộ GTVT phê duyệt gồm nhiều dự án nhỏ. Trong đó, dự án thành phần 1A (từ Tỉnh lộ 25B đến cao tốc Long Thành - Dầu Giây) với chiều dài 8,75 km, tổng mức đầu tư 15.000 tỉ đồng từ vốn vay ODA của chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, hiện đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dự án thành phần 1B (từ cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức) có chiều dài 8,96 km, tổng mức đầu tư 14.000 tỉ đồng bằng nguồn vốn BOT. Đoạn 2 có chiều dài 16,3 km, hiện đã triển khai thi công. Đoạn 3 từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22 và đoạn 4 (Quốc lộ 22 đến Bến Lức) hiện đang lập dự án khả thi...

Để sớm hoàn thành Vành đai 3, ngày 25-12-2017, Sở GTVT TP HCM có công văn gửi Công ty Tư vấn Thiết kế giao thông Vận tải hỗ trợ lập kế hoạch triển khai đầu tư tuyến Vành đai 3 làm cơ sở trình Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, kiến nghị Bộ GTVT thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng cho phép nghiên cứu điều chỉnh theo quy hoạch giao thông vận tải Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam trong quý II/2018.

Phải quyết liệt hơn

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng Ban Chuyên trách Ban An toàn giao thông TP HCM, cho rằng hiện nay người dân TP nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng rất quan tâm đến vấn đề kết nối giao thông vùng để giảm ùn tắc cũng như để phát triển kinh tế một cách bền vững. Thế nhưng, thời gian qua việc liên kết đã có kết quả nhưng còn chậm. Do đó, đã đến lúc phải tiến hành nhanh và đồng bộ. "Dự án Vành đai 3 là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng nên các tỉnh phải cố gắng thực hiện càng sớm càng tốt. Trong đó, khâu giải phóng mặt bằng là quan trọng nhất nên chúng ta phải làm quyết liệt" - ông Tường nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Tài, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tây Ninh, nhấn mạnh Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nên sớm trình Bộ GTVT dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài để sớm đầu tư, phát huy hiệu quả kết nối các thành viên trong vùng cũng như cả vùng với Campuchia.

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP HCM, cho biết hiện TP đang cân đối nguồn lực để triển khai các dự án hạ tầng giao thông trên tinh thần ứng vốn làm trước, hoàn vốn sau. "Sở GTVT sẽ cung cấp danh mục các dự án chuẩn bị đầu tư hoặc khởi công mới để các thành viên trong vùng biết, chủ động phối hợp, nhất là trong giải phóng mặt bằng, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh, thành bố trí, thực hiện các dự án mang tính đồng bộ hơn" - ông Cường nhấn mạnh và thông tin: Theo kế hoạch, trước năm 2020, dự án Vành đai 2 phải được khép kín, dự án Vành đai 3 phải được thực hiện một phần. Điều này đòi hỏi các tỉnh, thành phải hết sức nỗ lực. 

Đã có kế hoạch liên vùng "trị" kẹt xe dịp Tết

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Khai thác hạ tầng giao thông Sở GTVT TP HCM, cho biết đã xây dựng kế hoạch để mở nhiều "đường" nhằm giải cứu kẹt xe dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán 2018. Kế hoạch này ngoài áp dụng cho TP HCM còn áp dụng cho 7 tỉnh, thành khác của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng phối hợp thực hiện. Đặc biệt, kế hoạch cũng yêu cầu các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam phải chia sẻ thông tin khi xảy ra sự cố giao thông, nhất là các tuyến liên tỉnh như: Quốc lộ 22, 50, 13, 51, 1K để các địa phương điều tiết từ xa hòng tránh ùn ứ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo