xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải trình con số tăng trưởng GDP 6,7%

Thế Dũng

Ngày 12-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã họp cho ý kiến về báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.

Báo cáo KT-XH của Chính phủ nêu rõ năm 2017, 13 chỉ tiêu kế hoạch đều đạt và vượt. Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế GDP năm 2017 ước đạt khoảng 6,7%; còn năm 2018 dự kiến tăng 6,5%-6,7% so với năm 2017.

Giải trình con số tăng trưởng GDP 6,7% - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về dự án metro Bến Thành - Suối Tiên Ảnh: NGUYỄN NAM

Con số tăng trưởng GDP năm 2017 bắt nguồn từ tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.672.000 tỉ đồng, bằng khoảng 33% GDP. Tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2017 ước tăng gần 6%, tính theo giá hiện hành ước đạt khoảng 93,2 triệu đồng/lao động...

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong phát triển KT-XH song đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình vì sao tăng thu ngân sách chỉ có 2,3% mà tăng trưởng GDP 6,7%. "Mấy khoản thu nội địa đều giảm, vốn đầu tư giải ngân chậm mà tăng trưởng lại cao thì tăng trưởng trông vào đâu?" - Chủ tịch QH đặt vấn đề.

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ phải làm rõ và phân tích sâu hơn một số nội dung, trong đó có tốc độ, cơ cấu và mô hình tăng trưởng.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng giải thích tăng trưởng đạt 6,7% có vấn đề đặc thù của năm 2017 như tổng cầu của nền kinh tế; tăng trưởng của thủy sản đột phá, chế biến chế tạo, dịch vụ du lịch, xuất khẩu... Tuy nhiên, để đạt được mức tăng 6,7% thì 3 tháng còn lại cũng còn nhiều thách thức, yếu tố nhãn tiền có thể thấy chính là thời tiết, thiên tai phức tạp.

Báo cáo về dự án metro Bến Thành - Suối Tiên của TP HCM, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng lo ngại vì những vấn đề rất lớn đang tồn tại khiến dự án bị đình trệ. Cụ thể, dự án được phê duyệt với dự toán ban đầu là 27.000 tỉ đồng nhưng sau đó

TP HCM đề nghị tăng thêm 30.000 tỉ đồng. Khi đó, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị ủy quyền cho TP HCM phê duyệt mức dự toán này. Tuy nhiên, mức vốn thể hiện sau đó cho thấy dự án này thuộc diện công trình quan trọng quốc gia, phải báo cáo QH.

Đến nay, dự án vẫn chưa thực hiện phê duyệt tổng mức đầu tư vì số vốn cần cấp phát thêm chưa đạt sự thống nhất giữa Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, TP HCM về tỉ lệ vốn cấp phát từ trung ương trong khi phần vốn này nằm trong dự toán ban đầu thì đã cấp phát hết. Cảnh báo hệ quả từ dự án metro dang dở sẽ nghiêm trọng, khó lường, trong đó có cả vấn đề quan hệ đối ngoại, Bộ trưởng KH-ĐT mong QH sớm phê duyệt phần vốn đội lên.

Từ VFS, cảnh báo cổ phần hóa

Theo báo cáo của Chính phủ, ước cả năm 2017 có thể hoàn thành cổ phần hóa 38/44 doanh nghiệp nhà nước đề ra. Tuy nhiên, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý Bộ Tài chính không cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bằng mọi giá, nhất là những doanh nghiệp, đơn vị có thương hiệu nổi tiếng như trường hợp Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS).

Chủ tịch QH cho rằng chủ trương cổ phần hóa là đúng nhưng cần chú ý xem sau khi cổ phần thì nhà đầu tư mới có tiếp tục giữ hay xóa mất thương hiệu và vừa qua có hiện tượng cơ quan quản lý chủ trương "cứ giá cao nhất là bán".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo