xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Góp ý bình đẳng giới, PCT Quốc hội dẫn ví dụ hot girl BOT

Bảo Trân

(NLĐO) - Cho ý kiến báo cáo bình đẳng giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã dẫn sự trả lời rành rọt và vị trí cao của hot girl BOT Từ Thị Bích Nguyệt.

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Trình bày Báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới chưa có nhiều chuyển biến lớn và vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong tổng số 22 chỉ tiêu của 7 mục tiêu, có 3 chỉ tiêu đạt kế hoạch và duy trì ổn định, nhưng có đến 50% số chỉ tiêu chưa có số liệu hoặc số liệu chưa phù hợp với tiêu chí.

Đặc biệt là tình trạng nhiều lao động nữ trong các khu công nghiệp bị doanh nghiệp tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động khi đến tuổi 35. Ngoài ra, tính trung bình cả nước, trong năm 2016, mỗi xã, phường có khoảng 1,6 vụ bạo lực gia đình; mỗi vụ có 1,24 nạn nhân được tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc… Nhiều người là nạn nhân của buôn bán người.

Góp ý bình đẳng giới, PCT Quốc hội dẫn ví dụ hot girl BOT - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển - Ảnh: Nguyễn Nam

Thảo luận về vấn đề này, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng nhiều chỉ tiêu đặt ra có cảm giác là hình thức, không bao giờ làm được, không bao giờ đạt được.

Ông Hiển cho biết chỉ tiêu đầu tiên cần bàn đến là quyền được lao động và quyền có thu nhập bình đẳng với nam giới, đây mới là quyền đầu tiên và đa số phụ nữ đang đòi hỏi và thực tế đã có sự chênh lệch.

Chỉ tiêu thứ 2 là quyền bảo vệ an ninh thân thể, nếu thân thể không được bảo vệ, bị bạo lực, bị hành hạ thì các quyền khác đều vô nghĩa, kể cả quyền chính trị.

"Có thời kỳ chúng ta đề xuất chống quấy rối tình dục ở công sở thì báo cáo cũng chưa thấy nói sâu"- ông Hiển nói.

Quyền thứ 3, theo Phó Chủ tịch QH, là quyền sở hữu tài sản.

"Như chúng ta ở đây, tài sản chủ yếu do "chị em" tay hòm chia khoá, mình chẳng có gì nhưng số đông thực tế thì không phải vậy"- ông Hiển bộc bạch.

Quyền thứ 4 là quyền học tập. Theo Phó Chủ tịch QH, nếu người phụ nữ không được học tập, nâng cao bồi dưỡng kiến thức thì họ rất khó có tí tuệ thực thi quyền chính trị, các quyền khác của mình.

"Hay mục tiêu đặt ra là 40% doanh nhân, giám đốc là phụ nữ cũng rất phi thực tế. Như mấy hôm nay, cộng đồng mạng bất ngờ với hình ảnh 1 nữ doanh nhân còn rất trẻ được gọi là hot girl BOT (bà Từ Thị Bích Nguyệt - Phó Tổng Giám đốc BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, sinh năm 1992) đã trả lời rành rọt trên ti vi. Nhưng trường hợp này không phổ biến"- Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển dẫn chứng.

Từ đó, ông Phùng Quốc Hiển đề nghị rà soát lại hết tất cả chỉ tiêu đã đặt ra và xem có chỉ tiêu nào lạc hậu so với thực tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề cập tình trạng nữ công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhấn mạnh khảo sát thấy đời sống của họ rất khó khăn, nhất là lao động nữ trên 35 tuổi phải bỏ việc nên cần phải quan tâm vấn đề này.

Tán đồng, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện, nêu con số thống kê năm 2016 cho thấy 80% trong 1,2 triệu lao động trên 35 tuổi thất nghiệp là phụ nữ, tức là có 960.000 chị em đang ở trong độ tuổi trụ cột của gia đình bị mất việc.

"Qua tiếp xúc với một số chị em, họ phản ánh sáng còn đi làm, chiều đã nhận quyết định sa thải, lý do không rõ ràng và không được quyền khiếu nại" – bà Hải chia sẻ.

Theo bà Hải, có 3 nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra, đó là: Hành lang pháp lý không rõ ràng. Honda một năm thay 40% lao động, vì lao động thâm niên thấp thì chi trả bảo hiểm ít, mọi chế độ ít. Đây là hiện tượng vắt chanh bỏ vỏ. Thứ hai, bà Hải cho rằng do việc thanh, kiểm tra chưa hiệu quả, chưa phát hiện, chưa xử phạt được những doanh nghiệp có hành vi này. Căn cứ pháp lý để xử lý cũng chưa có. Thứ ba là do trình độ năng lực hạn chế của người ký hợp đồng lao động, chưa nhận thức được về thỏa thuận các điều kiện khi sa thải.

"Tôi tha thiết mong muốn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đưa việc sa thải lao động nữ trên 35 tuổi vào báo cáo này mạnh mẽ hơn nữa, để Quốc hội thảo luận và kiến nghị của cử tri được xem xét đầy đủ".

Trưởng Ban Công tác đại biểu (UBTVQH) Trần Văn Túy cho rằng không chỉ vấn đề sa thải, mà lớn hơn là cuộc sống, điều kiện lao động, sinh hoạt, học tập của phụ nữ mới là đáng quan tâm.

"Dù chưa thất nghiệp, nhưng chị em ở khu công nghiệp sống cảnh "nhiều không": không gia đình; không sách báo, tivi; không học tập. Nếu chị em có điều kiện tốt, được học tập nâng cao trình độ thì sẽ kéo dài được thời gian lao động. Mà giả sử bị sa thải, người ta vẫn có điều kiện làm việc khác. Đề nghị báo cáo phân tích sâu và có chính sách về vấn đề này" - ông Tuý kiến nghị.

Một vấn đề rất nóng khác cũng được các đại biểu quan tâm là mất cân bằng giới.

Chủ nhiệm Lê Thị Nga dẫn ví dụ năm 2016, có những huyện 132,6 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ, như huyện Ứng Hòa (Hà Nội) và việc sàng lọc để sinh con trai vẫn có thể thực hiện được, dù đã bị cấm.

"Các bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn sàng lọc, làm chui để sinh bé trai. Tôi có biết mấy trường hợp. Đề nghị ngành y tế kiểm tra"- bà Nga lo ngại.

Cùng mối lo này, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cảnh báo: "Nếu để thế này thì chúng ta lại như Hàn Quốc. Con cháu ta phải đi nước nào đây để tìm cô dâu về?"

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết tính đến 1-7-2017 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,5 triệu người, trong đó lao động nam 28,3 triệu người chiếm 52%, lao động nữ 26,2 triệu người chiếm 48%.

Bà Từ Thị Bích Nguyệt - Phó tổng giám đốc BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp

Theo ông Đào Ngọc Dung, tình trạng sa thải lao động độ tuổi 35 trở lên, trong đó phần lớn là lao động nữ đang là một vấn đề lớn đáng báo động cho thị thường lao động hiện nay. Kết quả khảo sát ở một số doanh nghiệp cho thấy có nơi tới 80% phụ nữ tuổi trên 35 làm việc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc hoặc tự bỏ việc. Lý do chính được đưa ra là do cơ cấu lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt...

img

Ảnh chụp màn hình ti vi

Trước đó, tối 11-9, trong bài phát biểu trên VTV1 về vấn đề Thu phí tự động trạm BOT, bà Từ Thị Bích Nguyệt, Phó Tổng Giám đốc BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, sinh năm 1992, đã gây ấn tượng mạnh với người xem bởi phần đối đáp rất sắc sảo.

Sau bài phát biểu này, bà Nguyệt hiện được dân mạng truy tìm thông tin và địa chỉ Facebook gắt gao, không chỉ vì nhan sắc mà vì mới 25 tuổi đã làm Phó Tổng Giám đốc của BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.

Hiện thông tin về nữ phó tổng xinh đẹp này đã được dân mạng tìm ra. Thông tin trên facebook được cho là trang cá nhân của bà Nguyệt và nữ phó tổng này có tên đầy đủ là Từ Thị Bích Nguyệt (25 tuổi), quê gốc ở Hà Nội, từng học tại Đại học Luật Hà Nội.

Sau 3 năm ra trường, bà Nguyệt hiện là Phó Tổng Giám đốc BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.

img

Ảnh từ Facebook của bà Từ Thị Bích Nguyệt





Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo