xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hổ dữ không ăn thịt con

Nhật Anh

Những vết thương trên da thịt từ những trận bạo hành có thể chữa lành nhưng vết thương lòng của các cháu không biết bao giờ mới ngừng rướm máu.

Những ngày qua, liên tục những câu chuyện đau lòng về bạo hành gia đình xảy ra trên vùng đất Tây Nguyên mà người gánh chịu nỗi đau là những cháu bé chưa đến tuổi thành niên. Còn người bạo hành không ai khác lại chính là cha của các cháu.

Câu chuyện về cháu Trần Việt B. (SN 2012; ngụ xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) bị chính cha ruột dùng cây đánh toác đầu, nắm tóc dập đầu đến mẻ răng, trên người chi chít vết bầm tím hôm 9-1 chưa kịp lắng xuống thì ngay hôm sau (10-1), người ta lại bàng hoàng khi hay tin cháu Phạm Ngọc Minh Kh. (5 tuổi; ngụ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bị cha chém bị thương nặng phải cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đắk Lắk).

Hổ dữ không ăn thịt con - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục vào Đào tạo Ngô Thị Minh thăm cháu Kh. tại bệnh viện Ảnh: CAO NGUYÊN

Công an đang làm rõ hành vi bạo hành trẻ em của những người cha nhẫn tâm này. Tuy nhiên, vì đâu mà họ có thể ra tay tàn bạo với chính giọt máu của mình đang là câu hỏi đau xót cần sớm được giải đáp. Chính những người cha gây nên tội ác ấy không biết rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, mà cho rằng đó chỉ là một cách "dạy con"? Hay phải chăng sự túng quẫn của những người cha khi vợ đi làm ăn xa hoặc vợ rời xa đã gây nên những cơn thịnh nộ không thể kiềm chế?

Không! Không một lý giải nào có thể chấp nhận cho hành vi tàn ác của những người cha như vậy. Đó là hành vi giết người chứ không còn đơn thuần là bạo hành hay cố ý gây thương tích. Đặc biệt, khi đối tượng bị tấn công là những cháu bé chưa đến 10 tuổi, chưa biết cách phòng vệ hay chống cự.

May mắn là các cháu được cứu sống. Nhưng nói như Thứ trưởng Bộ Giáo dục vào Đào tạo Ngô Thị Minh khi đến thăm cháu Kh. tại bệnh viện: "Chúng ta cứu được em Kh. nhưng còn các em khác thì sao? Bạo lực sẽ ảnh hưởng rất ghê gớm với trẻ thơ. Bác sĩ đã chữa được vết thương thể xác cho em nhưng còn sang chấn tâm lý, tâm hồn của các em lành lặn được như thế nào?". Vết thương trên da thịt có thể chữa lành nhưng vết thương lòng của những cháu bé bị tổn thương kia biết bao giờ sẽ lành? Chúng ta có bao nhiêu hội, đoàn thể để bảo vệ trẻ em vậy mà những chuyện đau lòng ấy vẫn cứ xảy ra.

"Hổ dữ không ăn thịt con", sao lại có những người cha nhẫn tâm với chính con ruột của mình như vậy? Xin đừng vẽ những nét đầu tiên là hình ảnh cái ác lên tâm hồn trẻ thơ!


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo