xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khôi phục danh trà Gò Loi

Bài và ảnh: Đức Anh

Sau một thời gian vắng bóng trên thị trường, trà Gò Loi của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định vốn nức tiếng một thời nay đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ bởi những con người khát khao, từng gắn bó với danh trà này.

Gò Loi vốn là vùng đất đồi khô cằn sỏi đá thuộc thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, huyện trung du Hoài Ân. Thế nhưng, chính vùng đất này lại tạo ra một loại trà thơm ngon nức tiếng: Trà Gò Loi.

Theo nhiều người trồng trà ở huyện Hoài Ân, trà Gò Loi có nguồn gốc từ trà Bắc Thái. Thời điểm những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, một cán bộ tập kết miền Bắc sau khi về quê hương đã đưa giống trà này về trồng thử nghiệm trên đất Gò Loi. Thế rồi những cây trà đầu tiên nảy mầm, sau đó là Nông trường trà Gò Loi được thành lập với diện tích hơn 30 ha.

Ông Nguyễn Hữu Oanh - nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch của Nông trường trà Gò Loi, hiện nay là Giám đốc HTX Nông nghiệp trà Gò Loi - nhìn nhận hương vị trà Gò Loi rất đặc biệt. Nước trà có màu vàng, vừa có vị mặn, vị chát, vị ngọt và lưu lại rất lâu trong cổ họng sau khi uống. Châm nước thứ ba, hương vị của nó vẫn còn giữ nguyên.

Nhờ vậy, trà Gò Loi được nhiều nơi biết đến, có mặt khắp cả nước, trở thành một thương hiệu trà nức tiếng. Nhưng năm 1998, Nông trường trà Gò Loi chính thức giải thể, phần lớn diện tích trồng trà được phá để trồng các loại cây khác, thương hiệu trà Gò Loi nhanh chóng vắng bóng trên thị trường.

Khôi phục danh trà Gò Loi - Ảnh 1.

Nhiều hộ dân ở huyện Hoài Ân khôi phục diện tích trồng trà Gò Loi

Với quyết tâm khôi phục lại danh trà Gò Loi, năm 2007, ông Nguyễn Hữu Cầu - một người dân địa phương, lập dự án trồng trà trên 1 ha đất đồi của gia đình. Thấy hiệu quả từ đồi trà của mình, ông Cầu vận động các hộ xung quanh tiếp tục khôi phục lại diện tích trồng trà. Đến cuối năm 2009, tại Nông trường trà Gò Loi cũ đã có 5 hộ trồng lại 5 ha đồi trà. Nhiều hộ khác ở địa phương cũng chuyển sang trồng trà trong vườn.

Sau khi hồi sinh, mỗi năm người dân huyện Hoài Ân đã cung ứng ra thị trường khoảng 7,5 tấn trà thương phẩm Gò Loi với giá từ 300.000-500.000 đồng/kg. Những năm qua, người dân huyện Hoài Ân đã tăng dần diện tích trồng trà và đến nay, toàn huyện này đã có hơn 17 ha trà, cho thu nhập mỗi tháng 10 triệu đồng/ha.

Hiện trà Gò Loi đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu, giao UBND huyện Hoài Ân quản lý; được UBND tỉnh Bình Định công nhận là sản phẩm OCOP (chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm") xếp hạng 3 sao và Sở Công Thương tỉnh Bình Định chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cũng đã cấp chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm cho trà Gò Loi.

Ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, đánh giá việc khôi phục lại danh trà Gò Loi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo được việc làm cho người dân địa phương. Sắp tới, diện tích đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu trà Gò Loi sẽ lên đến khoảng 45 ha.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo