xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập

Q. Nhật- V. Quyên- T. Trực- H. Phong

(NLĐO)- Mực nước các sông ở miền Trung đang xuống chậm, khiến nhiều nơi vẫn còn ngập nặng, chia cắt. Tuy nhiên, mưa nặng hạt xuất hiện trở lại nên khả năng nước dâng cao trở lại là rất lớn.

Thừa Thiên  - Huế: 8 người chết và mất tích

Nhiều nơi ở Huế vẫn còn ngập nặng (Clip Quang Nhật)

Nhiều nơi ở Huế vẫn còn ngập nặngTheo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên – Huế, mực nước trên các sông đang xuống chậm. Sông Hương tại Kim Long 3,64 m, trên báo động 3 là 0,14m; sông Bồ tại Phú Ốc 4,41 m, dưới báo động 3 là 0,09m. Dự báo, trưa nay (6-11), lũ trên các sông tiếp tục xuống chậm, dưới mức báo động 3.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 2.

Nhiều khu dân cư, trường học ở huyện Phú Vang đang bị ngập lụt nặng.

Trong khi đó, các thủy điện và hồ thủy lợi tại Thừa Thiên – Huế đang tiến hành điều tiết lũ. Trong đó, thủy điện Hương Điền, lưu lượng đến hồ 922 m3/s, lưu lượng về hạ du 922m3/s; thủy điện Bình Điền lưu lượng đến hồ 890 m3/s, lưu lượng về hạ du 888 m3/s. Lưu lượng này được hạ xuống khá thấp so với thời điểm lúc 4 giờ ngày 5-11, trong đó Hương Điền là 7.600 m3s, Bình Điền là 5.100 m3s.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 3.

Nhiều khu dân cư, trường học ở huyện Phú Vang đang bị ngập lụt nặng.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 4.

Nhiều khu dân cư, trường học ở huyện Phú Vang đang bị ngập lụt nặng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên  Huế, đến sáng 6-11 địa phương này đã có 4 người chết và 4 người mất tích do mưa lũ gây ra. Các nạn nhân bị chết, gồm cháu Hồ Phi Ấn, 4 tuổi, trú tại thôn Phò Ninh - xã Phong An,huyện Phong Điền, chết do nước cuốn trôi; ông Nguyễn Văn Kim, trú tại đường Trần Nhật Duật (TP Huế), bị nạn do lật thuyền; ông Trần Hữu Dũng (SN 1979), đang ở trong lán trại công trình thủy điện A Lin B2 thì bị sạt lở đất đá vùi lấp. Ông Nguyễn Yên, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, bị đuối nước khi đi chăn bò. Ngoài ra, 4 người mất tích trong đó có một cháu bé ở TP Huế và 2 cha con ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, cùng một người ở huyện Quảng Điền, hiện lực lượng chức năng đang nổ lực tìm kiếm.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 5.

Công an phường Vĩ Dạ, TP Huế lội lụt ứng cứu dân

Đến sáng nay, toàn tỉnh có 17.588 hộ bị ngập lụt từ 0,2 – 0,8m, sâu nhất là 2,5 m. Trong đó, ở thị xã Hương Trà  là 2.900 nhà,  huyện Quảng Điền có khoảng 2.320 nhà, huyện Phú Lộc có 6.747 nhà, Phú Vang có 3.124, Phong Điền khoảng 1936 nhà.

Công an Thừa Thiên- Huế điều tiết lưu thông tránh lũ (Clip Quang Nhật)

Tại thành phố Huế, hơn 80% tuyến đường đã bị ngập. Các tuyến đường khu vực Bắc sông Hương: đường Vạn Xuân, Chi Lăng, Bạch Đằng, Mai Thúc Loan .... ngập bình quân 0,5-1,3m; các tuyến đường khu vực Nam sông Hương như đường Hùng Vương, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Bến Nghé, Đống Đa... ngập bình quân 0,6-1,2m. Mưa lũ cũng làm nhiều tuyến đường QL1, tỉnh lộ nối các huyện bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông nặng.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 7.

Nhà dân bị ngập nặng

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 8.

Nhà dân bị ngập nặng

Tối ngày 5-11 tại km 810, đoạn đi qua thị xã Hương Trà, tỉnh TT. Huế nước tiếp tục ngập sâu, gây ách tắc giao thông, Thượng tá Võ Hồng Quang - Trưởng  Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CSGT) Công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường cho biết: Đơn vị tiếp tục huy động lực lượng ứng trực, điều hòa giao thông cho các phương tiện đi lại an toàn. Có nhiều đoạn nước ngập sâu, nước chảy xiết, nhiều người điều kiến xe mô tô, xe máy bị trượt ngã, nhất là phụ nữ, lực lượng CSGT kịp thời giúp đỡ, cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân.  

Phố cổ Hội An: Vẫn còn  ngập sâu hơn 4m

Đến 10 giờ sáng 6-11, nước lũ tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam vẫn đang ở mức cao khiến nhiều khu vực vẫn bị ngập sâu từ 3 – 4m, có nơi bị ngập trên 4m. 

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 9.

Đường phố Hội An chìm trong biển nước (ảnh Vĩnh Quyên)

Lực lượng Công an và dân quân các phường được bố trí tại khắp nơi nhằm ngăn cấm người dân đưa du khách nước ngoài tham quan phố cổ bằng ghe qua các tuyến đường có nước lũ nhằm đảm bảo an toàn. Chính quyền thành phố đã phát thông báo trên loa phát thanh để kêu gọi người dân, các đơn vị lữ hành cùng chính quyền địa phương nhanh chóng chuẩn bj phương tiện cứu hộ để kịp thời đưa người dân và du khác bị mắc kẹt do lũ đến nơi an tòan ngay trong đêm và trong sáng nay(6-11).

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 10.

Du khách nước ngoài tiếp tục được đưa đi sơ tán tránh lũ trong ssng 6-11

Hiện mức nước lũ tại Hội An lúc 9 giờ sáng 6-11 ở mức 3,09m, trên báo động 3 là 1,09m. Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, do thủy triều tại khu vực Cửa Đại đang chảy cạn nhưng nước từ thượng nguồn chảy về lớn nên vùng hạ du bị ngập sâu và thoát không kịp. Do nhiều khu vực bị ngập quá sâu nên còn nhiều người dân đang sinh sống bên trong nhà vẫn chưa được di tản và hiện đang cố bám trụ trên tầng trệt nhằm chờ nước lũ rút.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 11.

Hơn 2 ngày nay, phố cổ Hội An vẫn đang chìm trong biển nước lũ

Toàn bộ khu vực An Hội đang bị ngập sâu gần 4m. Một số hộ dân đang bị mắc kẹt do nước lớn quá nhanh đang được người dân có thuyền chèo và đưa lên khu vực trung tâm phố cổ để tránh lũ.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 12.

Mưa vẫn đang tiếp tục khiến nước lũ tại khu vực phố cổ đang ở mức cao

Nước lũ cũng khiến toàn khu vực dọc sông Hoài và cầu Cá chép bị ngập toàn bộ từ 3 – 4m. Toàn bộ các ngôi nhà cổ nằm dọc các tuyến đường Bạch Đằng, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Châu Thượng Văn, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Hoàn… bị tê liệt hoàn toàn do bị ngập sâu hơn quá nửa nhà. Riêng di tích Chùa Cầu đang bị ngập hơn 1m và hiện nước lũ đang chảy rất xiết khi qua khu vực chân cầu.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 13.

Người dân đang sinh hoạt trong ngôi nhà cổ bị ngập trên đường Trần Phú

Theo người dân địa phương, mực nước lũ năm nay cao xấp xỉ và gần bằng so với mực nước lũ lịch sử xảy ra hồi năm 1999. 

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 14.
Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 15.

Nhà cổ bị ngập quá nửa khiến người dân bị mắc kẹt hơn 2 ngày nay

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 16.

Theo người dân Hội An, mực nước lũ năm nay cao xấp xỉ mực nước lũ hồi năm 1999

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 17.

Tuyến đường Nguyễn Thái Học và Hoàng Văn Thu bị ngập sâu hơn 2m

Quảng Ngãi: Lũ rút chậm, học sinh nghỉ học

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tính đến sáng 6-11, mực nước lũ ở hầu hết các sông trên địa bàn Quảng Ngãi đã rút chậm. Mực nước lúc 4 giờ ngày 6-11 trên sông Trà Bồng tại Châu Ổ: 4.51m- trên BĐ3: 0.01m; sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 7.64m- trên BĐ3: 1.14m; sông Vệ tại cầu Sông Vệ: 5.69m- trên BĐ3: 1.19m.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 18.

Nhiều nơi ở Quảng Ngãi vẫn còn ngập nặng trong sáng 6-11. Ảnh: Tử Trực

Dự báo, trưa đến chiều 6-11, lũ trên các sông tiếp tục xuống chậm. Mực nước các sông có khả năng như sau: sông Trà Bồng tại Châu Ổ: 3.50m- ở mức BĐ2; sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 6.60m- trên BĐ3: 0.10m; sông Vệ tại cầu Sông Vệ: 5.00m- trên BĐ3: 0.50m.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 19.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 20.

Nhiều nơi ở Quảng Ngãi vẫn còn ngập nặng trong sáng 6-11. Ảnh: Tử Trực

Dù mực nước lũ đã rút xuống nhưng phần lớn các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi vẫn bị chia cắt, nhiều nơi bị cô lập trong lũ. Hiện tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Bình Sơn sau thời gian bị nước lũ chia cắt đã được thông xe trở lại.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết hiện mực nước lũ ở Bình Sơn đã rút xuống nhưng nhiều nơi vẫn bị ngập nặng, có nơi sâu nhất là chợ Thạch An, xã Bình Mỹ với độ ngập từ 3-4m. Hiện chính quyền chỉ đạo các lực lượng tiếp cận hỗ trợ bà con", ông Trung nói.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 21.

Nhiều nơi ở Quảng Ngãi vẫn còn ngập nặng trong sáng 6-11. Ảnh: Tử Trực

Ông Phan Bình, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành cho biết, đến sáng 6-11 nhiều địa phương trong huyện vẫn bị ngập sâu. "Ở rất nhiều xã như Hành Tín Đông, Hành Tín Tây vẫn bị cô lập trong lũ. Chúng tôi đã cử lực lượng hỗ trợ bà con", ông Bình cho biết.

Trong khi đó, tại nhiều tuyến đường về các huyện miền núi đến sáng 6-11 vẫn còn bị ngập sâu, chia cắt. Rất nhiều địa điểm bị sạt lở nghiêm trọng, phương tiện không thể lưu thông.

Tính đến sáng 6-11, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 5 người chết vì mưa lũ, 3 người bị thương, hàng ngàn ha hoa màu bị hư hỏng. Rất nhiều nhà dân bị ngập sâu trong lũ.

Để đối phó với tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, Sở GDĐT Quảng Ngãi cũng đã có công văn yêu cầu hiệu trưởng các trường trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học trong ngày 6-11.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 22.

Nhiều nơi ở Quảng Ngãi vẫn còn ngập nặng trong sáng 6-11. Ảnh: Tử Trực

Quảng Trị: Người dân liều mình vớt củi, gỗ trong lũ

Bất chấp mực nước tại sông Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) dâng cao, chảy xiết, nhiều người dân ở xã Đakrông kéo nhau xuống bờ sông để vớt củi, gỗ từ thượng nguồn trôi về.

Người dân Quảng Trị liền mình xuống dòng nước lũ vớt củi (Clip Hà Phong)

Theo nhiều người dân, năm nào cũng vậy cứ đến thời điểm mưa lớn, nước sông Đakrông dâng cao họ lại rủ nhau đi vớt củi, gỗ về dự trữ nấu ăn, đun uống. Không chỉ có người lớn mà theo ghi nhận của Báo Người Lao động, còn có cả các em học sinh cũng đội mưa vớt củi, gỗ.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 24.

Vớt củi (ảnh Hà Phong)

Ông Hồ Thanh, Chủ tịch UBND xã Đakrông cho biết sau khi nhận được thông tin nhiều người dân ra sông Đakrông vớt củi, xã đã tiến hành truyên truyền, vận động người dân dừng lại, không được bất chấp nguy hiểm. "Hiện xã đã cử một tổ ra dọc sông Đakrông để tiếp tục tuyên tuyền người dân dừng việc vớt gỗ, vì rất nguy hiểm.", ông Thanh nói.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 25.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 26.

Miền Trung: Nhiều nơi còn ngập chìm trong nước, cô lập - Ảnh 27.

Như báo Người Lao động đã thông tin trước đó, mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã làm nước sông Đakrông, huyện Đakrông dâng cao. Nhiều tuyến đường có ngầm, đập tràn, cầu ở các xã Ba Nang, A Vao, Ba Lòng, Triệu Nguyên và một số thôn, bản ở xã Đakrông bị chia cắt, hàng trăm hộ dân ở huyện vùng cao này bị cô lập hoàn toàn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo