xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tam thất sẽ không còn khan hiếm

Mộc Lan

Cũng như sâm Ngọc Linh, cây dược liệu quý tam thất rất khó trồng khi di thực. Nuôi cấy rễ bằng công nghệ là phương pháp tạo ra tam thất không cần tác động bởi tự nhiên, thu được nguồn dược liệu quý với giá thành thấp

Tam thất là loại cây thảo dược quý hiếm có tên khoa học panax pseudo-ginseng, nằm trong họ ngũ gia bì. Chúng đặc biệt ưa bóng mát và mọc dưới tán cây rừng, thường ở vùng núi cao trên 1.500 m so với mực nước biển. Ở nước ta, tam thất được trồng thử nghiệm tại vùng núi cao ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn… với số lượng ít nên vẫn thuộc hàng quý hiếm.

Nguồn cung chưa dồi dào

Tam thất có giá trị nhất là phần củ. Nụ tam thất cũng có nhiều tác dụng về sức khỏe.

Sách đông y mô tả củ tam thất vị ngọt đắng, tính ôn; có tác dụng trong việc cầm máu, tiêu thũng, bổ khí huyết, giảm đau, chống xơ vữa động mạch, tốt cho tim… Củ tam thất còn hỗ trợ điều trị xuất huyết, sưng bầm tím do va đập, té ngã, đau tức ngực, u bướu, thống kinh, chữa mụn nhọt sưng đau, cao huyết áp, đái tháo đường…

Tam thất được xem là vị thuốc quý nên các sản phẩm từ loại cây này như tam thất khô, bột, hoa… trở thành mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, do nguồn tam thất không ổn định, nhiều công ty dược liệu cũng sử dụng nguyên liệu này bào chế các loại thuốc chuyên dụng nên giá bán trên thị trường bị đẩy lên cao, tạo điều kiện cho hàng trôi nổi kém chất lượng, hàng giả xen vào khiến người tiêu dùng "tiền mất tật mang".

Tam thất hiện có 3 loại là tam thất bắc, tam thất nam và tam thất rừng. Trong đó, tam thất bắc là loại tốt, giá bán cao, được ví như nhân sâm bởi dược tính tương tự. Tam thất nam thuộc họ nhà gừng nên còn được gọi là tam thất gừng, thổ tam thất hay khương tam thất. Còn tam thất rừng, còn gọi là tam thất hoang, là loại rất quý hiếm và khó tìm - được ví "khó hơn tìm vàng"; có đặc điểm khá nhỏ và dài, nhiều rễ mọc bao quanh.

Hiện nay, nơi trồng tam thất chủ yếu thuộc các tỉnh miền Bắc, ở vùng núi cao khoảng 1.200 m trở lên. Diện tích trồng chủ yếu là tự phát, chưa thuộc quy hoạch vùng chuyên canh dược liệu nên số lượng tam thất cũng chưa nhiều.

Tam thất khi đạt cỡ 3 năm tuổi, củ mới đạt chất lượng và được thu hoạch. Do đó, nguồn cung cấp củ tam thất trồng ở Việt Nam cho thị trường vẫn chưa dồi dào.

Việc phát chuyển vùng chuyên canh trồng cây tam thất cũng gặp nhiều trở ngại do điều kiện khí hậu, địa lý không phù hợp với khả năng sinh trưởng của giống cây này; chất lượng hạt giống cũng như phương pháp trồng. Điều này đòi hỏi các nhà khoa học trong nước phải vào cuộc.

Tam thất sẽ không còn khan hiếm - Ảnh 1.
Tam thất sẽ không còn khan hiếm - Ảnh 2.
Tam thất sẽ không còn khan hiếm - Ảnh 3.

Cây và củ tam thất bắc giống hệt sâm Ngọc Linh Ảnh: Ngọc Hương

Tam thất sẽ không còn khan hiếm - Ảnh 4.
Tam thất sẽ không còn khan hiếm - Ảnh 5.

Nuôi cấy rễ tam thất bắc bằng công nghệ

Dùng công nghệ nuôi cấy rễ

Qua nghiên cứu, một phương pháp mới đã được các nhà khoa học ứng dụng, giúp nhanh chóng tạo ra nguồn rễ cây tam thất. Đó là dùng công nghệ nuôi cấy rễ bất định, rễ tơ tam thất trên hệ thống bioreactor, nhằm thu sinh khối rễ cũng như các hoạt chất thứ cấp do rễ tiết ra làm dược liệu.

Cũng giống như phương pháp nhân sinh khối rễ tơ sâm ngọc linh, nhân sinh khối rễ tam thất còn có nhiều thuận lợi hơn như nguồn mẫu trong nước đa dạng, cây tam thất sinh trưởng và phát triển nhanh hơn sâm Ngọc Linh. Do đó, thời gian cũng như các bước nuôi cấy tam thất được rút ngắn, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành nên sản phẩm tạo ra sẽ dễ dàng tiêu thụ hơn.

Hiện nay, rất nhiều nơi đã nghiên cứu về việc nuôi cấy mô cây tam thất, nuôi cấy rễ bất định tam thất hay nhân sinh khối rễ trên hệ thống ngập chìm tạm thời hoặc bioreactor. Với những cải tiến đang có trên các hệ thống này của các kỹ sư Việt Nam, việc phát triển những công nghệ mới linh hoạt, phù hợp với thực tế và đặc biệt có được giá cả phải chăng đang là ưu điểm để các nhà nghiên cứu tận dụng. Từ đó, đưa ra những quy trình công nghệ có thể áp dụng được khắp nơi, khiến việc sản xuất các sản phẩm khó thành dễ, thành đại trà hay quy mô và ngày càng mở rộng.

Người tiêu dùng bình dân sẽ có cơ hội sử dụng những nguồn dược liệu quý, trong đó có tam thất, cho sức khỏe với giá cả hợp túi tiền. 

Phân biệt tam thất bắc, nam

Do cách gọi trong dân gian mà có tên tam thất bắc và tam thất nam.

Tam thất bắc thuộc họ nhân sâm, cùng chi với sâm Ngọc Linh nên có những hoạt chất gần giống với loại sâm này. Còn tam thất nam thuộc họ gừng, chỉ có một vài thành phần của họ gừng nên ít được sử dụng trong đông y. Hai loại cây này căn bản không chung họ nên khác nhau hoàn toàn.

Về hình dáng củ, tam thất bắc, nam không giống nhau. Củ tam thất bắc sần sùi, nhiều nhánh; còn củ tam thất nam hơi tròn và nhẵn. Cây cũng khác nhau, tam thất bắc nhìn giống hệt sâm Ngọc Linh nên thường bị làm giả loại sâm này; còn tam thất nam nhìn tựa cây nghệ đen.

Dựa vào các tiêu chí như chủng loại tam thất, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, kích thước trọng lượng củ, tuổi thọ củ mà giá bán tam thất phân ra nhiều mức khác nhau. Tam thất khô giá cao hơn tam thất tươi; tam thất củ lớn, tuổi thọ cao có giá cao hơn tam thất nhỏ… Giá bán tam thất nam rẻ hơn rất nhiều so với tam thất bắc. Củ tam thất nam có giá dao động 270.000 - 360.000 đồng/kg, tùy thuộc kích thước củ và từng nơi bán. Trong khi đó, giá củ tam thất bắc khô size 40 khoảng 1.950.000 đồng/kg.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo