xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trụ điện đổ trong bão do công nghệ mới?

Bài và ảnh: KỲ NAM

Gần 1.900 trụ điện ở Khánh Hòa gãy ngang khi cơn bão số 12 đổ bộ khiến người dân hoài nghi chất lượng công trình không bảo đảm

Chiều 17-11, ông Nguyễn Cao Ký, Tổng Giám đốc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa, đã làm việc với phóng viên Báo Người Lao Động về nguyên nhân trụ điện gãy hàng loạt cũng như chất lượng các trụ điện này.

3.600 trụ điện gãy, nghiêng

Thống kê thiệt hại của ngành điện sau bão 12, ông Nguyễn Cao Ký cho biết khoảng 115 trạm biến áp phải sửa chữa hoặc thay mới, 1.700 cột điện bị nghiêng, 500 km đường dây đứt, gần 1.900 cột điện bị gãy… Tổng thiệt hại khoảng 97 tỉ đồng.

Từ ngày 4-11 đến nay, ngành điện lực đã huy động tổng lực 1.800 cán bộ làm việc tăng ca, tăng cường phương tiện để khắc phục sự cố. Hơn 90% các địa phương đã có điện.

Trụ điện đổ trong bão do công nghệ mới? - Ảnh 1.

Cột điện bê tông ly tâm tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có thép nhỏ như que đũa

Không thể phủ nhận ngành điện đã rất nỗ lực. Tuy nhiên, nhiều địa phương mất từ 5-10 ngày mới có lại điện sinh hoạt. Ghi nhận tại thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, nhiều cột điện gãy đôi, đổ ra đường, người dân phải tìm cách chống đỡ. Bên trong trụ lộ ra những cọng thép nhỏ bằng que đũa. Ông Nguyễn Công Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Ích, cho biết sau bão gần 9 ngày, xã mới có điện, đến bây giờ vẫn còn một số nơi cúp điện.

Trước nhà ông Nguyễn Đức Ngọc (ngụ thôn Tân Đảo) có 1 trụ điện gãy đôi, đổ vào hướng nhà nên ông phải lấy giàn giáo chống tạm. "Nhiều trụ điện khác thép to bằng ngón tay cỡ phi 10-12. Không hiểu sao những trụ điện gần nhà tôi lại làm thép nhỏ xíu cỡ phi 6. Chất lượng trụ điện như vậy liệu có bảo đảm?" - ông Ngọc thắc mắc.

Không chỉ ở Ninh Hòa, tại khu vực cầu Phú Kiểng, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang, người dân cũng ngao ngán trước bãi tập kết trụ gãy. "Cột này đập lấy sắt đổi được chai bia vẫn còn đỡ hơn cây cột trước nhà mình. Đập ra chắc đổi được cục kẹo" - anh Lương Thế Phong, một người dân nói.

Tại huyện Vạn Ninh, khu vực xã Vạn Thọ, người dân ở đây cũng phản ánh hàng chục cột điện ngã, gãy thành dãy dài…

Công nghệ mới: Phi 9 tương đương phi 22?

Trước phản ánh của người dân, Tổng Giám đốc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa giải thích: "Bão số 12 là cơn bão rất mạnh, mấy chục năm nay mới thấy ở Khánh Hòa. Nếu nằm trong đường đi tâm bão thì khó mà chịu nổi. Trụ điện gãy rất nhiều loại như: cột ô vuông tự đúc, cột tròn tự đúc, cột bê tông ly tâm, cột bê tông ly tâm dự ứng lực… Nhiều loại vì mỗi thời điểm chuyển giao, tiếp nhận, đầu tư khác nhau nên khi gãy bên trong thép có cấu tạo khác nhau".

Một kỹ sư chuyên thiết kế điện cho biết Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5847:2016 và TCVN 5847:1994) quy định cụ thể về kích thước và lực đầu cột. Ví dụ cột bê tông ly tâm 7,5A (dài 7,5 m, A là chịu lực kém nhất) thì đường kính ngọn là 140 mm, đường kính gốc là 240 mm, tương đương lực đầu cột là 200 DaN (200 kg).

Dựa trên quy định này, kỹ sư sẽ tính toán các yếu tố khác như: khoảng cách giữa các cột, cột đỡ thì cần lực nhỏ, cột néo thì cần lực rất lớn… từ đó tính ra lực và có thiết kế cốt thép phù hợp, tương ứng với tải trọng.

"Qua hình ảnh mà người dân cung cấp thì cột này là bê tông ly tâm dùng thép phi 6. Nếu trụ có 6 cây thép thẳng thì phải sử dụng thép phi 12 chứ phi 6 không phù hợp. Nếu là phi 6 thì cần 12-15 cây và dùng làm cột đỡ thì vẫn có thể được" - kỹ sư này đánh giá.

Trong khi đó, kỹ sư Nguyễn Quang Tiến - Trưởng Ban Quản lý dự án, Công ty CP Điện lực Khánh Hòa - cho hay hiện nay ngành điện hợp đồng với các nhà máy sản xuất trụ bê tông bằng công nghệ mới là ly tâm dự ứng lực. Công nghệ này dùng thép dự ứng lực nhập khẩu với ưu điểm tiết kiệm nguyên liệu, vận chuyển. Nhược điểm là lực uốn kém hơn nên thường gãy ngang.

"Chỉ dùng phi 9 kết hợp xi măng mác cao 400-600 (độ cứng cao), bê tông tính toán cụ thể từng thành phần một sẽ có chất lượng tương đương với thép phi 20-22 so với trụ ly tâm thường. Tuy vậy, dù làm công nghệ gì thì nhà máy đều phải bảo đảm theo TCVN đã quy định" - kỹ sư Tiến nói.

Đặt vấn đề về chất lượng các trụ điện khi nhà máy bàn giao, ông Nguyễn Cao Ký khẳng định: "Khi mua hàng thì ai cũng muốn mua hàng đúng chất lượng. Chúng tôi đã kiểm tra theo hướng dẫn và theo TCVN quy định. Đồng thời bốc ngẫu nhiên một số cột đập nát ra để kiểm tra kết cấu bên trong".

Tổng rà soát, kiểm tra

Sau khi Báo Người Lao Động phản ánh, ông Nguyễn Cao Ký cho hay ngành điện đang tập trung toàn bộ nhân lực để khắc phục đưa điện cho người dân trở lại bình thường. Ngành sẽ tổng rà soát lại toàn bộ các khâu để kiểm tra, xử lý thiếu sót, rút kinh nghiệm. Đồng thời sẽ làm việc với các nhà máy, cán bộ kỹ thuật để xem xét chất lượng các trụ điện cụ thể.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo