xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ bồi thường thiếu, dân khiếu nại thì nói hết thời hiệu: Huyện quyết không bồi thường

Hoàng Thanh

(NLĐO) - Chính quyền huyện Chư Sê cho rằng UBND tỉnh Gia Lai đã có quy định "không hồi tố" nên khiếu nại về những khoản hỗ trợ còn thiếu khi thu hồi đất của người không có cơ sở để xem xét giải quyết.

Ngày 4-1, UBND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã thông báo kết luận của ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện chư Sê về nội dung buổi đối thoại ngày 25-12-2019 với các hộ dân khiếu nại tại dự án Trung tâm hành chính và Khu đô thị sinh thái phía đông thị trấn Chư Sê. 

Theo đó, tại buổi đối thoại này có 28 hộ dân thôn Dun Bêu, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê tới dự và đưa ra các ý kiến phải được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng 2,5 lần giá đất theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 47) và Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 12-9-2014 (QĐ 21) của UBND tỉnh Gia Lai.

Ngoài ra, một số hộ đề nghị xem xét bồi thường thiếu, giao đất sớm nhưng không được ưu tiên mà lại "ưu ái" cho những người giao đất sau và để bán đấu giá. 

Vụ bồi thường thiếu, dân khiếu nại thì nói hết thời hiệu: Huyện quyết không bồi thường - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Hoà nói không thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân mà bớt xén các khoản hỗ trợ

Ông Nguyễn Trọng Hoà nói khi tiến hành thu hồi đất thì người dân không hiểu biết, chính quyền nắm rõ luật phải tính toán đầy đủ, cái nào thuộc về quyền lợi của dân thì phải giải quyết cho dân. "Dân chúng tôi quá hiền lành, quá tốt nên khi kiến nghị lên thì các vị lấy lí do hết thời hiệu để không giải quyết. Không thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân mà bớt xén các khoản hỗ trợ" – ông Hoà bức xúc nói. 

Ông Nguyễn Hồng Hà, Bí thư Huyện uỷ Chư Sê, cho biết đã trao đổi trực tiếp về vụ việc này với Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và được đề nghị phải làm rõ cho người dân hiểu để có sự đồng thuận. Ông Hà cũng thay mặt chính quyền huyện Chư Sê nhận thiếu sót và xin lỗi người dân về một số cán bộ làm công tác bồi thường chưa "nhã nhặn" với người dân.

Theo ông Hà, khi UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ 21 quy định hỗ trợ bằng 2,5 lần giá đất để hỗ trợ đào tạo chuyển đổi việc làm là chưa xem xét tình hình thực tế nên chưa áp dụng được. Vừa qua UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu sở TN-MT xem xét điều chỉnh lại ngay. 

Tại văn bản thông báo kết luận được gửi cho người dân nêu rõ phương bán bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án trên đã được thực hiện theo đúng quy định. Năm 2017, tại cuộc đối thoại với hơn 100 hộ dân có đất thu hồi đã giải thích và các hộ này đã đồng thuận việc áp dụng hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (không tính bằng tiền mà đăng ký đào tạo nếu các hộ dân có nhu cầu). 

Vụ bồi thường thiếu, dân khiếu nại thì nói hết thời hiệu: Huyện quyết không bồi thường - Ảnh 2.

Khi phát hiện bồi thường, hỗ trợ thiếu, người dân khiếu nại thì chính quyền không giải quyết

Khi lập phương án giải phóng mặt bằng, UBND huyện đã chỉ đạo tính toán có lợi nhất cho các hộ dân và xác định quỹ đất ở để bố trí tái định cư cho các hộ dân đủ điều kiện. Từ thời điểm chấp thuận phương án bồi thường, hỗ trợ và nhận tiền đến thời điểm viết đơn khiếu nại đã quá 90 ngày là quá thời hiệu nên UBND huyện không thụ lý giải quyết là đúng quy định. 

Ý kiến người dân yêu cầu bổ sung hỗ trợ theo quy định tại NĐ 47 và QĐ 21 thì không thể giải quyết do ngày 21-3-2018, UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định số 09/2018-UBND (QĐ 09) quy định các dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã phê duyệt trước khi quyết định này có hiệu lực thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt và "không áp dụng hồi tố" điều chỉnh. Như vậy UBND huyện không có cơ sở để xem xét giải quyết yêu cầu của các hộ dân. 

Đáp lại, bà Phạm Thị Mầu cho rằng phải áp dụng đầy đủ văn bản pháp luật để bồi thường, hỗ trợ đủ cho dân. "Trong quyết định thu hồi dất từ năm 2017 căn cứ, áp dụng theo NĐ 47 và QĐ 21 để bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ. Giờ lại lấy QĐ 09 ban hành sau để áp dụng nên chúng tôi không đồng ý. Cơ quan nhà nước sai giờ tại sao lại đổ lỗi, bắt chúng tôi phải chịu" - bà Mầu nói. 

Các ý kiến kiểm đếm tài sản bồi thường thiếu, ông Linh cho biết đã giao tổ công tác trực tiếp làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kiểm tra lại.   

Trước đó như Báo Người Lao Động đã thông tin năm 2017, UBND huyện Chư Sê đã thu hồi đất của 116 hộ dân để thực hiện dự án mở rộng khu Trung tâm hành chính và Khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê. Sau khi nhận tiền đền bù, hỗ trợ đến năm 2019, nhiều hộ dân phát hiện còn thiếu các khoản bồi thường, hỗ trợ nên đã làm đơn kiến nghị UBND huyện Chư Sê yêu cầu được hưởng các khoản còn thiếu nhưng UBND huyện Chư Sê thông báo không giải quyết khiếu nại vì hết thời hạn, thời hiệu giải quyết. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo