xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rít chúa ngô công kẹo

AN CHI

Từ điển từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín giảng rít là “keo kiệt, bủn xỉn, không muốn chi xài của mình cho bất cứ ai” và rít chúa là “rất keo kiệt, bủn xỉn”. Lại còn có rít như kẹo kéo, được giảng là “rít như kẹo mạch nha, rất keo kiệt, bủn xỉn, có tiền nhưng không dám chi xài cho những việc thiết yếu”.

 Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên và Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên đều không có rít và rít chúa. Nhưng Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính thì chẳng những có rít và rít chúa mà còn có cả mục ngô-công-kẹo với lời giảng và thí dụ như sau: người rít-róng, hà-tiện: “Thằng cha đó là rít chúa ngô-công kẹo”.

Trong khẩu ngữ ở miền Nam, người ta thường dùng thành ngữ rít chúa ngô công kẹo để chỉ những kẻ cực kỳ hà tiện, bủn xỉn. Dĩ nhiên, ngô công ở đây không phải là ông nào họ Ngô cả mà chỉ là hai tiếng Hán Việt có nghĩa là con rết - loài động vật mà trong Nam gọi là rít. Tại sao tính bủn xỉn lại có liên quan đến con rít/rết? Ai cũng biết là về bản chất thì hai bên chẳng có liên quan gì với nhau cả, chẳng qua đây là một lối nói đặc trưng của tiếng Việt mà tính chất “phản hiện thực” là một hiện tượng đập ngay vào mắt. Cụ thể là sử dụng các từ đồng âm với những từ có sẵn để tạo ra một cấu trúc hài hước do những từ cùng trường nghĩa với những từ đồng âm đó tạo thành. Thí dụ trong văn nghệ văn gừng thì gừng là một loài thực vật chẳng có dây mơ rễ má gì với nghệ là một yếu tố Hán Việt, có nghĩa là nghề, song ở đây người ta đã cố ý hiểu lệch từ nghệ là nghề thành nghệ là một loại củ có thể dùng làm gia vị để đưa một loại củ khác là gừng vào mà tạo nên tổ hợp từ văn nghệ văn gừng. Hoặc như trong cậu ấm sứt vòi thì người ta đã biến từ ấm trong cậu ấm cô chiêu thành ấm trong ấm đựng nước mà gắn cho nó cái vòi đã sứt. Có ý kiến cho rằng cậu ấm sứt vòi là “cậu ấm sứt b...”. Hiểu như thế tức là không biết gì về lối nói đang bàn, huống chi cái đó cứng và giòn như xương, như răng, chứ như cái vòi ấm đâu mà... “sứt”!

Trong ngô công kẹo thì ngô công là rít (động vật) cố tình bị hiểu thành rít mang nghĩa bủn xỉn để tăng cường miêu tả bằng kẹo cũng là một từ chỉ tính bủn xỉn, lại thêm rít chúa vào trước để tạo nên một thành ngữ sinh động cực tả tính chất bủn xỉn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo