xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ mất 44 tỉ đồng ở Cục Điện ảnh: Ai chịu trách nhiệm cao nhất?

Nhóm phóng viên

Điện ảnh chiều thứ bảy bị khai tử vì thiếu tiền nhưng 44 tỉ đồng đầu tư cho chương trình này đã bị chính những người quản lý cuỗm mất

Việc ông Lê Ngọc Minh, nguyên phó cục trưởng Cục Điện ảnh, bị khởi tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” không khiến nhiều người bất ngờ. Điều bất ngờ là vị lãnh đạo cao nhất của Cục Điện ảnh lại vô can trong vụ án làm thất thoát hàng chục tỉ đồng của Nhà nước này.

Tham vọng bất thành

Điện ảnh chiều thứ bảy ra đời năm 2000 đánh dấu sự hợp tác giữa Cục Điện ảnh và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với tham vọng của những người làm điện ảnh là sẽ tạo một sân chơi riêng của ngành điện ảnh, qua đó nâng cao chất lượng phim truyền hình. Cục Điện ảnh cũng đã lập ra Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy để sản xuất chương trình và sản xuất phim.

Tham vọng là vậy nhưng càng theo thời gian, chất lượng phim Điện ảnh chiều thứ bảy làm ra mỗi lúc một yếu. Việc thể nghiệm những phim truyền hình có màu sắc điện ảnh, theo nhận xét của một đạo diễn, rõ ràng chưa đạt được.

Sau 8 năm phát sóng, ông Vũ Văn Hiến, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam lúc đó, đã quyết định dừng phát sóng chương trình này, giao cho ban thư ký biên tập của đài thẩm tra, đối chiếu với Cục Điện ảnh về các chương trình đã sản xuất, nghiệm thu, phát sóng và thanh toán cho Cục Điện ảnh số tiền tương ứng để thực hiện chương trình đến hết quý III/2008.

img
Hồ Ngọc Hà trong phim Hoa cỏ may - một trong những phim đầu tiên của Điện ảnh chiều thứ bảy.
Ảnh: Tư liệu
Ông Lê Ngọc Minh, lúc đó là Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh - đơn vị được truyền hình đặt hàng thực hiện chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy - từng giãi bày trên báo chí: “Là những người trực tiếp duyệt tác phẩm trước khi lên sóng, chúng tôi cũng nhận thấy sự eo hẹp về kinh phí làm phim đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng chương trình. Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, nếu tiếp tục duy trì chương trình mà chất lượng không thay đổi thì không ổn. Nhưng để thay đổi, để nâng cao chất lượng phim bằng phương thức xã hội hóa theo yêu cầu của truyền hình lại là vấn đề không đơn giản, trong lúc nhiệm vụ chính của ngành điện ảnh không phải làm phim truyền hình bằng mọi cách”.

Cơ quan quản lý lại đi tổ chức sản xuất phim

Điện ảnh chiều thứ bảy phải đóng cửa vì tốn tiền nhưng chất lượng lại không như ý muốn. Cục Điện ảnh kêu ca vì tiền đầu tư cho chương trình ít, khoảng 110 triệu đồng/chương trình 100 phút. Tuy nhiên, chính cách làm không bài bản của Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy cũng khiến chương trình có chất lượng kém.
Tồn tại tới 8 năm nhưng “bộ khung” nhân lực của Điện ảnh chiều thứ bảy chỉ có 5 - 6 người. Số này vừa lo tổ chức kịch bản, ghép nối chương trình, tuần nào cũng phải chật vật để có chương trình lên sóng. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết thời kỳ đầu, khi làm Hoa cỏ may cho chương trình, hợp đồng làm phim được ký qua hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam.
Đạo diễn Lê Đức Tiến cũng cho biết thời kỳ ông làm giám đốc Hãng phim Giải Phóng, việc làm phim cho Điện ảnh chiều thứ bảy được ký qua hãng. Hãng đưa kịch bản trình lên cục, cục duyệt đề cương kịch bản nào thì làm kịch bản đó. Tuy nhiên, sau này, việc làm phim “linh động” hơn, Cục Điện ảnh có thể ký hợp đồng với các hãng phim hoặc ký thẳng với các đạo diễn.
Một đạo diễn từng “đánh thuê” các chương trình ngắn “Đời sống điện ảnh”, “Góc nhìn điện ảnh” trong Điện ảnh chiều thứ bảy cho biết không biết chương trình được đầu tư bao nhiêu nhưng chị được thuê làm với giá 3 triệu đồng/chương trình 10 phút, sau này là 10 triệu đồng/chương trình. Chính vì thù lao có phần “rẻ mạt” này nên các đạo diễn không mặn mà làm chương trình, thích thì làm không thích thì thôi. Không ít đạo diễn từng làm phim cho Điện ảnh chiều thứ bảy cũng than thở về việc eo hẹp kinh phí, diễn viên thì nhăn nhó vì thù lao được trả thấp hơn các đơn vị làm phim khác.

Trách nhiệm của người đứng đầu?

Cục Điện ảnh đổ lỗi kinh phí eo hẹp nên ảnh hưởng đến chất lượng chương trình, trong khi kinh phí 44 tỉ đồng đầu tư cho chương trình này do Cục Điện ảnh quản lý đã không cánh mà bay từ năm 2009 đến 2011. Biên kịch nổi tiếng Trịnh Thanh Nhã thẳng thắn nói cần xác định lỗi từ đâu. Một đạo diễn giấu tên cho biết anh không muốn những người từng là bạn bè, đồng nghiệp của mình “ngã ngựa” hay vướng vào vòng lao lý.
Tuy nhiên, cần phải minh bạch người nào làm sai, người đó phải chịu trách nhiệm. NSND Lương Đức cũng chia sẻ băn khoăn của nhiều người trong vụ việc này là kết quả điều tra đã đúng với sự thật chưa? Thực tế, như ý kiến của biên kịch Phan Thanh Tú, cần phải xác định trách nhiệm của chủ tài khoản, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Không ai có thể tin được lãnh đạo Cục Điện ảnh lại không hay biết những trò gian dối về chứng từ rút tiền của nhân viên kế toán Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy trong suốt 3 năm? 

Rút ruột tiền làm phim

Theo kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT- Bộ Công an, Cục Điện ảnh đã có nhiều sơ hở, thiếu sót nghiêm trọng trong việc quản lý tài chính. Mặc dù chỉ là kế toán viên nhưng Phạm Thanh Hải (kế toán của Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy) được lãnh đạo Cục Điện ảnh trao cho đặc quyền là khi kế toán trưởng đi vắng, Hải được ủy quyền đi rút tiền.
Lợi dụng kẽ hở này, Hải đã lập khống hồ sơ ủy nhiệm chi, lập khống các chứng từ và giả mạo chữ ký của ông Lại Văn Sinh, nguyên cục trưởng Cục Điện ảnh, là chủ tài khoản, để tới Kho bạc quận Ba Đình-Hà Nội chuyển tiền từ tài khoản Cục Điện ảnh vào tài khoản của Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy.
Sau đó, lập séc và ủy nhiệm chi có chữ ký của ông Lê Ngọc Minh, chủ tài khoản của Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy, để rút khoản tiền hơn 44 tỉ đồng và chiếm đoạt từ năm 2009 đến 2011.
Ông Lê Ngọc Minh bị khởi tố vì đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra kỹ các chứng từ, séc do Hải trình trước khi ký, tạo điều kiện để Hải rút tiền. Bà Trần Kim Phụng là kế toán trưởng nhưng không làm hết trách nhiệm được giao.
Thậm chí, các chứng từ của Cục Điện ảnh và chứng từ bên ngoài chuyển đến không được lưu giữ tại bộ phận kế toán. Cùng bị khởi tố với ông Lê Ngọc Minh có bà Trần Kim Phụng, bà Nguyễn Kim Chi và bà Nguyễn Thu Hiền, nguyên kế toán viên Kho bạc Nhà nước quận Ba Đình.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo