Tiêu dùng
12/06/2017 20:46

Đường lậu chiếm khoảng 50% thị trường

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng đường của các nhà máy trong nước tồn kho lớn nhất từ trước đến nay

Việc buôn lậu đường và gian lận thương mại trong kinh doanh đường đã hoạt động mạnh từ nhiều năm nay (kể từ năm 2010 đến nay, năm cao nhất có thể lên đến 500.000-600.000 tấn/năm). Đường nhập lậu chủ yếu được sản xuất từ Thái Lan, là nước có chính sách hỗ trợ xuất khẩu và sản xuất đường nên giá luôn rẻ hơn giá bán đường trong nước. Hiện nay, thị trường tiêu thụ đường lậu và gian lận thương mại đã mở rộng khắp cả nước.

Tràn lan đường lậu

Trước đây, ở khu vực phía Nam, đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu qua biên giới tỉnh An Giang, nay mở rộng ra các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước. Phía Bắc chủ yếu qua vùng cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), nay hoạt động mạnh hơn và công khai hơn tại vùng cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Thông tin thị trường còn cho biết đường lậu còn qua vùng cảng biển các tỉnh phía Bắc.

Tại các tỉnh biên giới miền Tây như An Giang có sông biên giới nên đường lậu được vận chuyển qua Việt Nam bằng ghe. Tại các xã Khánh Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang), Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang), Tịnh Biên (Tịnh Biên, An Giang), trước đây đường lậu thường tập kết vào kho và sau đó bốc lên xe tải lớn hoặc sà lan rồi nhanh chóng đưa về các tỉnh, thành miền Tây như Đồng Tháp, Cần Thơ và về TP HCM tiêu thụ hoặc phân phối đi các tỉnh miền Đông. Nay lượng đường chuyển qua ghe nhỏ hơn và chuyển ngay lên xe tải nhỏ (khoảng 6-7 tấn) để dễ vận chuyển... Ở các tỉnh khác giáp Campuchia tình hình cũng tương tự. Về vận chuyển đường bộ, ngoài xe tải nhỏ, hiện giới buôn lậu còn sử dụng phương tiện xe khách, xe du lịch, thậm chí xe máy chở từng bao loại 50 kg để xâm nhập sâu vào nội địa.

Đường lậu chiếm khoảng 50% thị trường - Ảnh 1.

Đường lậu được vận chuyển bằng đường thủy tại khu vực An Giang

Tại Tây Ninh, giới buôn bán đường lậu hoạt động cả ban ngày, vận chuyển bằng xe máy (chở 3-5 bao/xe) đi qua đường mòn giữa Campuchia với Tây Ninh về tập kết tại chợ Hòa Bình (Châu Thành, Tây Ninh) để từ đây đưa đi tiêu thụ. Tại TP HCM có một số đầu nậu tiếp nhận đường lậu từ xe tải lớn sang qua xe tải nhỏ để phân phối đi những cửa hàng ở các quận 5, 6, Bình Tân và các tỉnh miền Đông. Tại các chợ ở Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Đông Hà (Quảng Trị) và nhiều địa phương khác, đường lậu được bày bán tràn lan, lên đến trên 50%. Tại Quảng Trị (cách Trung tâm Thương mại Lao Bảo khoảng 1 km), việc vận chuyển, sang bao đóng gói diễn ra công khai. Tại bờ sông Sepon, đường lậu từ Lào qua, được vận chuyển bằng đò, mỗi chuyến đò chở được 6-7 tấn. Qua biên giới, đường nhanh chóng được vận chuyển bằng ô tô hoặc xe máy đưa đi các nơi.

Đủ trò gian lận thương mại

Theo các cơ quan chức năng, đang có hiện tượng đường lậu sử dụng trực tiếp bao bì của các nhà máy đường trong nước để sang chiết. Đường lậu còn sử dụng chứng từ nguồn gốc là các hóa đơn bán của các nhà máy đường trong nước. Hóa đơn này thường được quay vòng nhiều lần, thậm chí có hóa đơn quay vòng đến 3 năm. Một kiểu gian lận khác là sử dụng chứng từ mua đường lậu bán đấu giá của cơ quan chức năng địa phương, chứng từ này cũng được quay nhiều vòng. Hoặc gian lận bằng cách dùng chứng từ nhập khẩu của một số công ty nhập khẩu đường chính thức trong hoặc ngoài hạn ngạch thuế quan để khai báo xuất xứ hàng hóa. Thậm chí gian lận bằng cách đăng ký kinh doanh với chức năng có sản xuất, chế biến đường nhưng không có nhà máy, không có nguyên liệu đầu vào... Gần đây xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất đường phèn khu vực biên giới Campuchia với nguyên liệu sản xuất hoàn toàn là đường nhập lậu từ Thái Lan.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, để hợp thức hóa đường nhập lậu, trước đây giới kinh doanh đường lậu sử dụng ngay cả bao bì có nhãn mác của Thái Lan. Tuy nhiên, sau đó có lúc họ chuyển qua sử dụng bao trắng không nhãn mác, có lúc lại dùng bao bì của các nhà máy đường trong nước (bao thật hoặc bao nhái)... Hiện nay xuất hiện thêm loại đường cây 12 kg, được đóng gói thủ công với bao giấy, ni-lông chỉ đóng dấu hoặc tem...

Để đối phó với cơ quan chức năng, đường lậu thường được che đậy bằng vỏ bọc hàng hóa hợp pháp dưới các hình thức như dùng hóa đơn của một số nhà máy đường trong nước, của một số công ty thương mại có xuất hóa đơn được bảo đảm xuất xứ hàng hóa, gốc xuất xứ từ các nhà máy đường hoặc chứng từ nhập khẩu hợp pháp. Dùng hóa đơn mua đường từ nguồn đường lậu bị bắt bán đấu giá của các cơ quan chức năng. Hoặc dùng hóa đơn của chính các cơ sở, công ty gian lận thương mại dưới hình thức đăng ký kinh doanh, sản xuất, chế biến. Về chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm và đăng ký hợp quy, một số đơn vị gian lận thương mại dạng này cũng thực hiện đầy đủ, có các cơ quan tham gia xác nhận... Tuy nhiên, nếu rà soát theo các văn bản pháp luật thì các hoạt động này tưởng như tuân theo các quy định nhưng thật ra không hợp pháp, hợp lệ.

Bài và ảnh: LONG GIANG

Viết bình luận

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

Ngân hàng 17:41

Ngày 26-3-2024, HDBank vinh dự nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” (Straight Through Processing – STP) do Citibank trao tặng.

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Sản xuất - Kinh doanh 17:40

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty xây dựng năm 2024, trong đó, Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) lọt vào danh sách Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024.

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

Doanh nghiệp 20:00

Sáng 28-3-2024, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV và ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xuất khẩu Canada – bà Mary Ng.

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.