xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phân phối thức ăn chăn nuôi như bán hàng đa cấp

NGUYỄN HẢI

Ở các nước, người chăn nuôi chi phối nhà máy thức ăn chăn nuôi; trong khi ở Việt Nam thì ngược lại, người chăn nuôi luôn “nằm trên thớt”

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TACN) Việt Nam, hằng năm các doanh nghiệp chế biến TACN phải nhập khẩu khoảng 8 triệu tấn nguyên liệu (khô dầu đậu tương, lúa mì, bắp, cám…), trị giá trên 3 tỉ USD; cộng với nguyên liệu trong nước để sản xuất ra 15,5 triệu tấn TACN các loại. Trong khi đó, nguyên liệu bắp có khả năng sản xuất được trong nước tại các vùng cao, đất xấu. Tuy nhiên, qua nhiều năm kiến nghị quy hoạch vùng nguyên liệu bắp trong nước, đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Các nhà máy vẫn phải nhập khẩu 1,6 triệu tấn bắp/năm.

Ông Phạm Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam, cho biết giá TACN quá cao dễ làm cho ngành chăn nuôi trong nước rơi vào cảnh bế tắc. Ông Bình dẫn chứng, giá TACN tại Việt Nam hiện cao hơn các nước trong khu vực từ 20% - 25%. Lợi nhuận từ các nhà máy sản xuất TACN tại Việt Nam từ 3% - 7% là quá cao so với các nước trên thế giới (chỉ từ 1% - 1,5%). Do đó người chăn nuôi thường xuyên bị rủi ro, phá sản, nợ nần. Theo hiệp hội, sở dĩ người chăn nuôi vẫn còn cầm cự được là do họ hạn chế mua TACN từ các nhà máy mà chuyển sang tự mua nguyên liệu về trộn để có được giá thành rẻ hơn.

Theo các doanh nghiệp sản xuất TACN,  sở dĩ giá TACN trong nước cao hơn các nước khác là do có quá nhiều chi phí, phí vận chuyển đến Việt Nam cũng cao hơn các nước trong khu vực. Các chi phí kiểm nghiệm nhiêu khê không chỉ mất nhiều thời gian mà còn bị rủi ro phải tái xuất lô hàng nếu không đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, còn “gánh” khoản thuế, kể cả thuế GTGT mà nhiều nước khác trên thế giới không áp dụng cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi. Các chuyên gia còn ví von, hệ thống phân phối TACN giống như bán hàng đa cấp nên giá đến tay người chăn nuôi bị đẩy lên rất cao. Việc khuyến mãi, tiếp thị cho đại lý - bán càng nhiều hàng sẽ được trúng xe hơi, xe tải, căn hộ, cặp vé du lịch châu Âu cũng đẩy giá TACN lên cao. Riêng phần hoa hồng cho đại lý đã lên đến 8% - 10%.

Thực tế trên cho thấy, nếu cắt bỏ được khâu trung gian, thức ăn từ nhà máy được bán trực tiếp đến người chăn nuôi sẽ có mức giá giảm không dưới 10%. Như vậy, người chăn nuôi mới dám mạnh dạn đầu tư chăn nuôi tạo ra nguồn gia súc, gia cầm ổn định cho thị trường.

Doanh nghiệp nước ngoài áp đảo

Cả nước có 234 doanh nghiệp sản xuất TACN, trong đó 95 nhà máy có sản lượng từ vài ngàn tấn cho đến dưới 20.000 tấn/năm, loại hình 20.000 - 50.000 tấn/năm có 37 nhà máy, đa phần của doanh nghiệp, cơ sở trong nước; còn những nhà máy có sản lượng lớn từ 50.000 đến trên 100.000 tấn đều rơi vào doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có một số nhà máy có công suất trên 800.000 tấn/năm) chiếm gần 60% thị phần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo