xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giao lưu trực tuyến "Bạn trẻ và kỹ năng sống"

NLĐO

(NLĐO)- Kỹ năng sống, ai cũng cần nhưng không phải ai cũng có. Có được kỹ năng sống chỉ là bước đệm. Vận dụng được kỹ năng vào cuộc sống, người trẻ mới có thể chạm đến thành công. Kỹ năng sống, ai cũng cần nhưng không phải ai cũng có. Chương trình trò truyện trực tuyến trên Báo Người Lao Động điện tử vào lúc 9 giờ hôm nay, ngày 4-4 giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

Tham gia chương trình có ông Takashi Fujii, Tổng giám đốc công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, tổng biên tập báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhà văn hóa Sinh viên cùng tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn và chuyên viên tâm lý Lý Thị Mai.

img

Em đang là công nhân công ty giày, cho em hỏi ông Trần Thanh Hải chương trình kỹ năng sống chỉ dành cho sinh viên hay sắp tới báo Người Lao Động sẽ tổ chức cho công nhân những lớp học này? Em 19 tuổi và em cũng cần những kiến thức về đời sống như ứng xử, giao tiếp... nhưng không biết học ở đâu. Nếu chương trình bạn trẻ và kỷ năng sống tổ chức cho công nhân thì em rất cảm ơn và sẽ đăng kí học

Lê Thị Hồng Gấm, gam_chua@yahoo.com

imgÔng Trần Thanh Hải: Báo NLĐ có chuyên trang lối sống phát hành vào các ngày 3, 5, 7, chủ nhật và trang nhịp sống công nghiệp vào ngày thứ 2 hàng tuần. Các trang mục này đều đề cập đến những vấn đề quan trọng trong cuộc sống để bạn đọc tham khảo, soi rọi lại mình và chọn lựa cách hành xử hợp lý, tiến bộ. Chương trình Bạn trẻ và kỹ năng sống lần này chủ yếu dành cho các bạn trẻ là sinh viên các trường ĐH. Thế nhưng, những kỹ năng sống này cũng rất cần thiết cho mọi người. Vì vậy, báo NLĐ Chủ nhật đã đăng liên tục những bài viết về kỹ năng sống hàng tuần trong năm 2007 và đầu 2008. Bạn có thể tham khảo từ những thông tin này. Kỹ năng sống cần thiết được tổ chức mang tính chất chuyên môn nhưng cũng có thể được phổ cập bằng con đường khác, như buổi trực tuyến hôm nay. Báo NLĐ sẽ nghiên cứu từ những đề xuất cụ thể của bạn đọc để có thể tiếp tục diễn đàn này.

 

Em muốn hiểu rõ hơn về khái niệm kỹ năng sống. Xin tiến sĩ vui lòng cho biết tên của một số kỹ năng sống cơ bản cũng như vai trò của nó đối với sự thành công của con người. Xin chân thành cảm ơn.

Trần Thanh Nhàn,TPHCM

imgTs Huỳnh Văn Sơn: Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại...

Có thể đề cập đến một số kỹ năng sống cơ bản của con người như: kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội, kỹ năng xây dựng hình ảnh, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xác lập độ tin cậy, kỹ năng làm việc nhóm

 

Vì sao phải học kỹ năng sống? Nếu em chỉ mới 15 tuổi thì học kỹ năng sống có quá sớm hay không?

Bạn đọc Cà mau

Ts Huỳnh Văn Sơn: Kỹ năng sống không là món quà dành sinh viên đâu anh bạn ạ. Bạn mới 15 tuổi mà đã quan tâm đến kỹ năng sớm là rất tốt, điều này không phải là sớm đâu đấy nhé. Ở tuổi bạn hoàn toàn có thể học những kỹ năng sống đặc trưng cho tuổi vị thành niên như: kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng thoát khỏi áp lực của cha mẹ, kỹ năng xây dựng sự tự tin, kỹ năng giao tiếp....Nếu bạn cần chương trình của những kỹ năng này có thể liên hệ số điện thọai 9292920 để biết thêm chi tiết.

 

Ông Takashi Fujii đánh giá thế nào về khả năng thành công của chương trình "Bạn trẻ & Kỹ năng sống" và ảnh hưởng của chương trình đối với giới trẻ cũng như với đời sống xã hội?

Đậu Thị Thuỳ Trang, Biên Hoà - Đồng Nai

imgÔng Takashi Fujii: Chúng tôi rất tin tưởng rằng chương trình sẽ thành công và sẽ ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội vì những lý do sau đây:

- Chất lượng chương trình được đảm bảo qua đội ngũ giảng viên và học viên là đối tượng chính của chương trình:

+ Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia tâm lý giáo dục có uy tín và đầy nhiệt huyết.

+ Hầu hết các học viên đều là những sinh viên xuất sắc trong hoạt động đội nhóm như thành viên CLB tình nguyện viên quốc tế, đảng viên, chủ nhiệm các câu lạc bộ trẻ, tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh nhiều năm liền…Chúng tôi cũng gởi gắm mong muốn và tin tưởng vào sự nhân rộng chương trình thông qua sự chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè từ những bạn đã tham gia khóa học.

- Sự lan tỏa của chương trình thông qua báo Người Lao Động, một trong những tờ báo uy tín nhất hiện nay

- Sự ủng hộ của các phương tiện truyền thông về sự thiết thực của chương trình sẽ đưa chương trình đến với đông đảo công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay, chương trình huấn luyện 20 kỹ năng sống cơ bản nhất cũng chỉ trực tiếp “chạm” đến một bộ phận rất nhỏ trong giới trẻ và chúng tôi vẫn đang trăn trở làm sao có thể đưa được những kỹ năng thiết thực này đến được với đông đảo mọi người hơn.

 

Em có nghe nói về kỹ năng kiềm chế cảm xúc. Tuy nhiên, em cũng không hiểu lắm về nó. Em là người rất hay nóng tính, em không biết biện pháo nào sẽ giúp em kiềm chế cảm xúc của mình khi nóng giận?

Nguyễn Quốc Thắng, Biên Hòa

Ts Huỳnh Văn Sơn: Kỹ năng kìm chế cảm xúc bao gồm: kỹ năng nhận biết cảm xúc của mình, điều tiết và quản lý nó. Nếu bạn là người nóng tính thì việc rèn luyện kỹ năng này là điều cực kỳ hợp lý. Kìm chế cảm xúc đòi hỏi mỗi cá nhân phải rèn luyện một cách thường xuyên, liên tục. Bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau đây: xé giấy khi giận dữ, rửa mặt tạo ra sự tỉnh táo, tìm khoảng không và hét thật to, dần dần bạn sẽ quản lý được cảm xúc của mình mà thôi.

 

img

Em đã nghe nhiều người nhắc đến cụm từ "Kỹ năng sống", vậy cho em hỏi "Kỹ năng sống" là gì? Bao gồm những kỹ năng nào? Vì sao phải trang bị "Kỹ năng sống" cho bạn trẻ? Xin cám ơn!

Tran An, 71/35 Tran Phu, P4, Q5, antamlygiaoduc@yahoo.com.vn

Ts Huỳnh Văn Sơn: Câu hỏi của bạn thực sự rất thú vị. Câu hỏi này của bạn cũng tương tự với khá nhiều câu hỏi mà chúng tôi đã trả lời trước đó. Hy vọng rằng bạn có thể xem những câu trả lời đã được đăng lên...

Ở một góc độ khác, chúng tôi muốn chia sẻ rằng, việc trang bị cho mình kỹ năng sống không nhất thiết chỉ bằng con đường duy nhất là học tập hay huấn luyện mà bạn có thể tự học, tích luỹ một cách rất hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải ý thức và cố gắng hết mình...

 

Năm nay em 21 tuổi, tuổi thơ của em sống trong môi trường nội trú nên không có điều kiện tiếp xúc bên ngoài.Đến lúc lên đại học em cảm thấy lạ lẫm và không thích ứng với bên nogài vì thế em sống rất thu mình,em ngại tiếp xúc và khó hòa đồng với xã hội. Em gần như không biết các kỹ năng để sống và em cảm thấy không biết phải làm sao để sống tốt lên. Em không muốn sống như hiện tại. Em muốn hỏi các chuyên gia là em cần phải làm gì để được trang bị các kỹ năng sống?

Ngô Anh Giáp, Q.Binh Thanh-Tp Hcm, laylaimotniemtin@yahoo.com.vn

Ts Huỳnh Văn Sơn: Không muốn sống như hiện tại có nghĩa là bạn đã ý thức cần phải thay đổi... Đây là tín hiệu khá tích cực. Tuy nhiên, cũng nên thực sự cân nhắc trước khi đổi thay vì sự lựa chọn đổi thay phải mang tính tích cực...

Nếu ít tiếp xúc xã hội, bạn hoàn toàn có thể quan tâm đến kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử và những kỹ năng khác: nuôi dưỡng sự tự tin, thể hiện chính mình... Bạn có thể tham gia những khoá học này ở nhà văn hoá sinh viên TP HCM, bạn cũng có thể trao đổi trực tiếp với những chuyên gia, giảng viên có uy tín để được trang bị những kỹ năng này...

 

Tôi thình thoảng xem các cuộc phỏng vấn các nhân vật trên Báo, đài... và một điều mà tôi bức xúc khi mà những nhân vật tiêu biểu ấy là các doanh nhân, những người thành đạt là các bác sĩ, kĩ sư,...Đồng ý là tuổi trẻ cần phải có lý tưởng để phấn đấu, và sự thành công hay thất bại đều do nhiều yếu tố cộng hưởng với nhau. Nhưng không phải chỉ dựa vào kết quả đạt được của những con người ấy là đinh mức để đo sự thành công hay thất bại của mỗi con người. Nếu đánh đồng như thế thì càng làm cho lớp thanh niên thêm chán nãn vì điều ấy không thể nào thực hiện nổi với hoàn cảnh hiện nay!
Cách vận dụng những kiến thức tiếp thu được vào cuộc sống theo hoàn cảnh của mỗi người có nên chăng là luôn làm tròn nhiệm vụ của mình trong công việc từ trong nhà đến nhà máy, công sở... Từ cái mình làm được ta sẽ có tất cả?

Dương Văn Ngọc, Trường Tiểu học An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - VT, dvngoc98@gmail.com

imgCô Lý Thị Mai: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là tuổi trẻ cần phải có lý tưởng để phấn đấu. Thành công hay thất bại đều do nhiều yếu tố cộng hưởng với nhau. Tuy nhiên, để đạt được thành công trong cuộc sống thì hẳn bạn cũng đồng tình với tôi là phải có những tiêu chuẩn nhất định. Ta không đánh đồng nhưng chắc bạn cũng không quên lao động cũng chính là thước đo nhân cách của con người. Vì thế, nếu các bạn trẻ có lý tưởng thì sẽ không dễ dàng chán nản. Chào bạn.

 

 

Tôi muốn đăng ký lớp học Kỹ năng sống, vui lòng cho tôi biết thời gian khai giảng khoá học này và điều kiện nhập học. Chân thành cảm ơn.

Phan Trúc Phượng, 69/36Bis đường Tân Mỹ, Q.7, Tp.HCM, ptrphuong75@yahoo.com

imgChị Nguyễn Thị Nhung: Chào bạn Trúc Phượng, bạn muốn đăng kí khóa huấn luyện " Bạn trẻ và kĩ năng sống" do NVH SV kết hợp với báo người Lao Động do công ty Dai-ICHI LIFE tài trợ. Năm 2008 có 3 khóa, khóa 1 khai giảng vào tháng 3 ( các bạn phải chuẩn bị đăng kí vào tháng 1) khóa 2 khai giảng vào tháng 6 thì các bạn phải đăng kí vào tháng 4, khóa 3 khai giảng vào tháng 9 thì các bạn phải đăng kí vào tháng 7.

Điều kiện để tham gia khóa học bao gồm các tiêu chí sau đây:

1. Một bảng đăng kí theo mẫu

2. Một bảng điểm trung bình học tập tại trường bạn trong học kỳ gần nhất

3.Một bài tự luận khoảng 800 từ về tầm quan trọng của kĩ năng sống và việc trang bị nó cho mình

4. 2 tấm ảnh 3x4

5. Có tham gia tích cực các hoạt động xã hội và Đoàn thể

NVHSV sẽ tập hợp tất cả hồ sơ đăng kí và tiến hành tuyển chọn 30 học viên chính thức và 5 học viên dự bị. Kết quả sẽ được niêm yết tại NVHSV và thông báo trực tiếp với những bạn được chọn.

Địa chỉ liên lạc: NVHSV số 643 Điện Biên Phủ F1 Q3 Số điện thoại 8351109 ( gặp chị Đức) hoặc email : nvhsv@vnn.vn  

Mong gặp lại bạn tại NVHSV

 

Thưa ông Takashi Fujii, được biết là ông đã từng trải qua thời tuổi trẻ rất vất vả và ông đã nỗ lực rất nhiều để có được thành công như ngày hôm nay. Vậy ông có thể chia sẻ với những người trẻ chúng tôi những kỹ năng sống nào là cần thiết? Và đâu là yếu tố để quyết định thành công? Xin cám ơn ông!

Như Ý, Hà Nội

Ông Takashi Fujii: Rất cám ơn bạn đã dành sự quan tâm đặc biệt đến cá nhân tôi. Đến giờ này, tôi cũng không thể quên những ngày mới vào đời thật sự vất vả của mình. Với tôi, hoàn cảnh không thuận lợi đã tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để tôi nỗ lực vươn lên và đạt được một số mục tiêu quan trọng trong cuộc đời mình như hôm nay.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng kỹ năng sống giữ vai trò khá quan trọng trong thành công của một người, không chỉ ở trong công việc mà cả trong cuộc sống riêng tư.

Với “kinh nghiệm” của bản thân, tôi thấy rằng việc đánh giá một cách khách quan về bản thân đã giúp cho tôi nhìn rõ thực lực của mình để có thể xác lập được những hướng đi phù hợp với năng lực và điều kiện riêng của mình. Từ đó, tôi đã từng bước phấn đấu để đạt những mục tiêu của mình một cách có kế hoạch và có chiến lược chứ không phải là sự liều lĩnh và mạo hiểm quá mức.

Chắc chắn rằng khi đánh giá đúng về mình để lập mục tiêu phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân và kiên trì đeo đuổi, thực hiện kế hoạch của đời mình thì bạn có thể cầm chắc kết quả mong muốn.

Tôi muốn chia sẻ thêm với các bạn một điều rằng, để đạt được một vị trí nhất định trong công việc, bạn cần phải hội đủ rất nhiều yếu tố: kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, cơ hội và những thử thách của bản thân… Thành công nào cũng phải trả giá bằng sự nỗ lực hết mình của bản thân, nên bạn đừng ngại khi đứng trước những vật cản, những đỉnh cao mà hãy cố gắng chinh phục nó bằng sự hiểu biết và trái tim của mình.

 

Vừa rồi em đã có đăng ký tham gia khoá Tập Huấn Bạn trẻ và kỹ năng sống nhưng rất tiếc là em không được chọn tham gia khoá huấn luyện này. Em rất buồn vì em đã cố gắng trong lúc làm hồ sơ và viết bài cảm nhận nhưng có thể em không có nhiều thành tích như các bạn được chon. Vậy em có còn cơ hội để trở thành 1 thành viên tham gia khoá Tập huấn hay không?
Tại sao chương trình này lại không mở rộng cho tất cả các bạn sinh viên như em tham gia vì em biết nhiều bạn như em rất muốn tham gia nhưng không đuợc chọn để tham gia?Mong som được hồi âm! chân thành cám ơn!

Huỳnh Tâm, 168/16/19 Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, huynhtam87@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Nỗi buồn của bạn cũng là những trăn trở của chúng tôi...Tuy Vậy, mong bạn thông cảm rằng vì những yêu cầu của lớp học (không quá 30 học viên), vì những ưu tiên trong việc tuyển sinh (cho những bạn có thành tích tương đối nổi bật) cho nên bạn chưa có cơ hội... Tuy vậy, bạn vẫn còn cơ hội vì bạn vẫn còn ít nhất hai lớp học mới có thể tham gia trong năm 2008. Ban tổ chức vẫn lưu hồ sơ của bạn và gôi lại cho bạn mà..

Bạn cũng sẽ nhận ra rằng ban tổ chức của chương trình cố gắng chuyển tải những kỹ năng này bằng hình thức này hay hình thức khác. Đó là những bài viết trên Báo Ngưởi Lao Động, bạn sẽ nhận ra những học viên của chương trình cũng sẽ chuyển tải đến bạn bè và những ai quan tâm bằng cách thức chia sẻ khác nhau..

Hiện tại có một chương trình truyền hình cũng đang nằm trong sự án, hy vọng chúng ta có thể biến dự án này thành sự thật. Công ty bảo hiểm nhân thọ DAI- ICHI LIFE cũng đang cố gắng xúc tiến cùng với chúng tôi để nỗ lực thực hiện... Chúc bạn vui và tự tin... nhưng cũng kiên nhẫn một chút bạn nhé!

 

Em đã nghe nhiều người nhắc đến cụm từ "Kỹ năng sống", vậy cho em hỏi "Kỹ năng sống" là gì? Bao gồm những kỹ năng nào? Vì sao phải trang bị "Kỹ năng sống" cho bạn trẻ?Xin cám ơn!

Tran An, 71/35 Tran Phu, P4, Q5, antamlygiaoduc@yahoo.com.vn

Ts Huỳnh Văn Sơn: Câu hỏi của bạn thực sự rất thú vị. Câu hỏi này của bạn cũng tương tự với khá nhiều câu hỏi mà chúng tôi đã trả lời trước đó. Hy vọng rằng bạn có thể xem những câu trả lời đã được đăng lên...

Ở một góc độ khác, chúng tôi muốn chia sẻ rằng, việc trang bị cho mình kỹ năng sống không nhất thiết chỉ bằng con đường duy nhất là học tập hay huấn luyện mà bạn có thể tự học, tích luỹ một cách rất hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải ý thức và cố gắng hết mình...

 

Là doanh nghiệp BHNT, tại sao Dai-ichi Life Việt Nam lại quan tâm đến lĩnh vực đào tạo Kỹ năng sống cho giới trẻ? Ông có kỳ vọng nào khác hay chỉ xem đây đơn thuần là một hoạt động hỗ trợ công đồng?

Đỗ Quỳnh Anh, TP Hồ Chí Minh

Ông Takashi Fujii: Trang bị kỹ năng sống là vấn đề phải luôn được quan tâm, chú trọng cho mọi lứa tuổi, ở mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trước đây có thể chúng ta đã không đầu tư đúng mức cho công tác quan trọng này. Thời gian gần đây, kỹ năng sống đã được nhắc đến nhiều hơn chứng tỏ xã hội ngày càng quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn. Chúng tôi chọn giới trẻ để bồi dưỡng các kỹ năng này vì ở độ tuổi này, đòi hỏi về trang bị kỹ năng để vững vàng bước vào cuộc sống là thúc bách nhất.

Hơn thế nữa, khi triển khai chương trình này, chúng tôi còn mong muốn góp một phần nhỏ để vun đắp cho sự trưởng thành của những người sẽ làm chủ đất nước ở tương lai. Chúng tôi mong muốn chương trình được lan tỏa rộng khắp hơn và sẽ có nhiều các bạn trẻ được tham gia vào chương trình này hơn. Chúng tôi đã, đang duy trì và tiếp tục gắn bó dài lâu với chương trình bằng cả sự tâm huyết và trong khả năng tài chính cho phép.

Khi kết thúc khóa học đầu tiên chúng tôi đã nhận được thông điệp rất đáng khích lệ từ các bạn trẻ: những kỹ năng mà các bạn được huấn luyện qua chương trình là hành trang quan trọng trên đường đến tương lai mà các bạn không được học ở giảng đường. Chúng tôi thật sự hạnh phúc vì mình đã mang đến cho các bạn một món quà thật sự hữu ích và ý nghĩa, giúp các bạn có thể bước vào cuộc sống vững vàng hơn, tự tin hơn bên cạnh nội lực và những nền tảng kiến thức mà các bạn đã tích lũy trong suốt quá trình học tập của mình.

 

TS Huỳnh Văn Sơn có nói: "Đừng bao giờ chọn bạn đời 1 cách cảm tính". Tôi thấy hơi băn khoăn. Yêu là cảm tính, mà có yêu mới chọn nhau làm bạn đời. Nếu chọn bạn đời theo lý tính (giàu sang, tài năng...) mới dễ vỡ mộng chứ? TS có thể giải thích thêm được không?

Trần Thị Mỹ, Long Thành, Đồng Nai,

Ts Huỳnh Văn Sơn: Bạn thân mến! Dù bạn trích dẫn câu nói của tôi rất gọn nhưng khi đọc lại nhiều lần, điều này vẫn có thể hợp lý đấy bạn ạ!

Đừng chọn cảm tính không có nghĩa là phải thật lý tính khi lựa chọn... Cả hai điều rất cần thiết khi thực hiện mục tiêu cuộc đời, khi chọn bạn đời... Có ai yêu, hôn mà luôn mở mắt nhưng cũng không phải luôn nhắm mắt phải không bạn?

Chọn nghề, chọn bạn đời, chọn những mục tiêu khác, rất cần phải có sự tỉnh táo nhưng điều căn bản phải dựa trên cảm xúc, hứng thú... rất con người nữa bạn nhỉ???

img

Làm sao có thể tham gia khoá Huấn Luyện Bạn Trẻ và Kỹ năng sống trong khi em chỉ là 1 sinh viên rất bình thường, không là ban cán sự lớp, cán sự đoàn, không có thành tích học tập và hoạt động gì nổi bật? Theo em được biết các bạn tham gia khoá Tập huấn này đều là Cán bộ đoàn-hội, ban cán sự lớp...ở các trường, như thế thì có rất nhiều những bạn là học sinh, sinh viên như em muốn đăng ký tham gia nhưng lại không cạnh tranh nổi với các bạn cán bộ trên? Vậy tại sao chương trình tổ chức cho các bạn sinh viên tham gia nhưng lại giới hạn trong việc tuyển chọn như thế?

Nguyễn Hồng, 338/7 An Dương Vương, P4, Q.5, nucuoiduyen_200687@yahoo.com.vn

Chị Nguyễn Thị Nhung: Chào bạn, cám ơn bạn đã quan tâm đến khóa huấn luyện " Bạn trẻ và kĩ năng sống". Năm 2007, khoá đầu tiên chúng tôi chọn các bạn là cán bộ Đoàn - hội, BCN các CLB đội nhóm tham gia khóa học với mục đích là sau khóa học, các bạn này sẽ giới thiệu và hướng dẫn lại các kỹ năng được học cho các bạn sinh viên. Để đáp ứng cho nhu cầu tham gia khóa huấn luyện của các bạn sinh viên nhiều hơn nữa, , NVHSV tiếp tục tổ chức 3 khóa huấn luyện trong năm 2008 cho các bạn SV có quan tâm. Các bạn có thể theo dõi để đăng kí qua số điện thoại 8351109 ( gặp chị Đức).

 

Làm sao để có được kĩ năng sống tốt được?

Lê Văn A, tỉnh Vĩnh Long, nhệnhden@yahoo.com

Cô Lý Thị Mai: Để có được kỹ năng sống, trước hết ta đã được trang bị từ gia đình đến nhà trường những kỹ năng cơ bản để sống tốt từ khi còn bé thơ đó là sự lễ phép, chăm học, chăm làm, biết quan tâm đến người khác... Hiện nay, ở nhà văn hóa sinh viên TPHCM đã có chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng sống. Nếu bạn có điều kiện thì hãy tham gia nhé!

 

Thế nào là làm việc nhóm. Em muốn hiểu những yêu cầu để làm việc nhóm hiệu quả ?

Quyen Thuc, Q1.TpHcm, Quyenthuc@gmai.com

Cô Lý Thị Mai: Trong xã hội hiện đại, áp lực công việc ngày càng cao. Bản thân chúng ta lại không ai hoàn hảo nên làm việc theo nhóm vừa là yêu cầu cũng vừa là bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả cao trong công việc

+ Yêu cầu để em có thể làm việc nhóm tốt đó là:

+ Có khả năng tập hợp nhóm

+ Có lịch làm việc (kế hoạch, nhật ký công tác)

+ Có nội dung hoạt động cụ thể

+ Thời gian để hoàn thành

+ Phân công công việc phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người .

+ Tổ chức họp nhóm (thảo luận, bổ sung ý kiến, giải đáp thắc mắc …)

+ Tổng kết, rút kinh nghiệm trong nhóm .

 

Học kỹ năng sống có phải là học các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp... mà người ta hiện nay hay nhắc tới trong yêu cầu tuyển dụng hay không?

Hoàng Ngọc Châu - 18 tuổi, Tân Bình, Thành phố HCM, digitalxitin@gmail.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Kỹ năng sống có thể bao gồm những kỹ năng mà bạn vừa nêu nhưng không phải hoàn toàn như thế. Có bao giờ bạn tự hỏi bạn là ai, bạn cần gì, đâu là mục tiêu của bạn trong cuộc sống... Lúc bạn khủng hoảng, bạn sẽ làm gì để xử lý? Lúc bạn rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ làm sao??? Những điều này cũng cần phải không bạn?

 

Em cũng đã thử đặt cho mình câu hỏi kiểu như: "Tôi là ai?", "Tôi cần gì?" hay "Hạnh phúc là gì đối với chính tôi?". Nhưng hỏi thì dễ mà trả lời sao lại quá khó. VD: "Tôi cần gì?" Em thấy mình cần quá nhiều thứ. Nói là em tham lam hay tham vọng chắc là cũng không sai. Em đã từng đọc một bài viết của Thầy Sơn về trường hợp bạn gái trẻ thế hệ 8X muốn khẳng định mình trong XH, vừa đi học vừa đi làm thêm ở 2 cty vào buổi tối) để rồi rơi vào trang thái stress nặng phải đi trị liệu. Em thì không đên nỗi như vậy (do là cũng đọc luôn phần những giải pháp để sống chung với stress của Thầy và cũng phải nói là gần hết những tư vấn của Thầy về mọi trường hợp trên báo chí, trên Net, và cũng có đi học thêm hơi bị nhiều lớp của Thầy_It's my hobby) nhưng đôi lúc cũng cảm thấy mình đuối sức với những gì mình đề ra và ép buộc bản thân phải làm theo.
Vậy làm sao để xác định được mình thật sự cần gì? Vì em thấy mính cần nhiều thứ quá. Và làm sao để giải quyết thật nhiều công việc, mà không bị stress?

Nguyễn Thu Hiền, 493A/24A CMT8, p13, q10, hettienroi_nt@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Để biết mình cần gì hãy tự hỏi cái gì là không thể thiếu với bạn. Có thể là thật nhiều nhưng cũng có thể là bình thường thì sao? Vấn đề là thực sự là bạn phải thực hiện những điều đó như thế nào...

Chinh phục cuộc sống thật khó nhưng nếu bạn cố gắng hết sức mình thì mọi thứ cũng thật thú vị...Hãy cố gắng thực hiện từng mục tiêu, bạn sẽ không cảm thấy đuối nữa bạn ạ!

Tự lượng sức mình - tại sao không? Hy vọng bạn sẽ tự tin và quyết chí... Để bớt stress, hãy cố gắng hoạch định thời gian và khả năng của mình... Hãy biết từ chối, nếu mình thấy đã đuối... Kiên nhẫn cũng là biện pháp quan trọng để có sự an toàn trong cuộc sống...phải không bạn?

 

Vui lòng cho em hỏi nếu là học sinh, muốn tham gia chương trình Bạn trẻ và kỹ năng sống có được không? Hay chương trình chỉ dành cho sinh viên thôi?

Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm, Trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM, daudau@yahoo.com

Chị Nguyễn Thị Nhung: Chào bạn Quỳnh Trâm, năm 2008, khóa thừ 2 được khai giảng vào tháng 6 sẽ mở rộng cho các bạn học sinh THPT. Bạn có thể liên hệ đăng kí vào tháng 4 với NVH SV nhé!

Thân

img

Xin chào anh chị! Tôi xin phép được hỏi chủ đề hôm nay sẽ giao lưu là gì ạ?

Em chỉ xin hỏi một câu ngắn thôi ạ! Như thế nào được gọi là sống đúng nghĩa?

Hoàng Anh, TP Đà Nẵng, mr.haianh@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Câu hỏi thật ngắn nhưng thật khó... Có lẽ khó có thể định nghĩa hoặc nêu khái niệm... vì đây là vấn đề lý tưởng, vấn đề quan niệm...

Xin được chia sẻ về quan niệm của cá nhân với bạn vậy. Sống đúng nghĩa là sống hết mình, sống không phí thời gian, sống có đam mê, sống có sở thích, hứng thú...

Tuy vậy, có thể hiểu sống đúng nghĩa là sống cho lý tưởng của bản thân, được là chính mình và sống hướng đến những giá trị nhân văn...

 

Em đã học rất nhiều khoá học do Thấy Sơn giảng dạy và em nghĩ là chắc Thầy cũng biết em. Em muốn hỏi Thầy Sơn một vài điều mà em còn vướng mắc, mà theo cách nói của Thầy là "vật vã đau đớn". Rất mong được sự tư vấn của Thầy Sơn.
Em cũng đã thử đặt cho mình câu hỏi kiểu như: "Tôi là ai?", "Tôi cần gì?" hay "Hạnh phúc là gì đối với chính tôi?". Nhưng hỏi thì dễ mà trả lời sao lại quá khó.
VD: "Tôi cần gì?" Em thấy mình cần quá nhiều thứ. Nói là em tham lam hay tham vọng chắc là cũng không sai. Em đã từng đọc một bài viết của Thầy Sơn về trường hợp bạn gái trẻ thế hệ 8X muốn khẳng định mình trong XH, vừa đi học vừa đi làm thêm ở 2 cty vào buổi tối) để rồi rơi vào trạng thái stress nặng phải đi trị liệu. Em thì không đên nỗi như vậy (do là cũng đọc luôn phần những giải pháp để sống chung với stress của Thầy và cũng đọc phải nói là gần hết những bài phỏng vấn Thầy, hay tư vấn của Thầy về mọi trường hợp trên báo chí, trên Net (học được rất nhiều), và cũng có đi học thêm rất nhiều lớp của Thầy_ It's my hobby) nhưng đôi lúc cũng cảm thấy mình đuối sức với những gì mình đề ra và ép buộc bản thân phải làm theo.
Em luôn muốn mình nằm trong top 3 của lớp và ra sức học tập, kết quả là từ khi vào ĐH đến giờ vẫn luôn dẫn đầu lớp và luôn nằm trong danh sách được học bổng. Em lại muốn mình phải giao lưu quan hệ rộng với nhiều người chứ không phải chỉ là con mọt sách, nên buổi tối em đi làm thêm ở 1 cty chuyên về thiết kế áo dài (cty Sĩ Hoàng_chắc Thầy cũng biết), ở vị trí người mẫu trình diễn áo dài. Em cũng may mắn có một chút sắc vóc nên đã vượt qua đầu vào cực kì khó để vào được cty ấy. Ngoài ra em còn đi học thêm các lớp tiếng Anh, tin học, cả chứng khoán và các lớp về kĩ năng, nữ công gia chánh hay các buổi chuyên đề XH, pháp luật nữa.Và em cảm thấy hài lòng về chính mình. Mình học cũng OK, kiếm được một công việc làm thêm mà nhiều bạn khác mơ ước (nhàn hạ, không phải tốn quá nhiều sức lực tay chân và đâu óc như phục vụ hay gia sư, thời gian làm ít khoảng 2h/ngày sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc học, mà lương lại cao mặc dù tiền đối với em bây giờ cũng không quá cấp thiết, thích nhất là được làm việc trong một môi trường thân thiện, giao lưu với nhiều người và được học thêm rất nhiều), ngoại hình cũng khá, đầu óc cũng khá thông minh, tài chính gia đình cũng không đến nỗi nào, cũng có đủ khả năng vượt qua mọi thứ để sống độc lập ở đất SG này, và được mọi người nhận xét là có cách quan sát vấn đề khá tinh tế và nhạy cảm. Chỉ gần 2 năm thôi nhưng em cũng đã tự tạo cho mình được 1 tài khoản cũng tương đối khá (đối với 1 sinh viên) ở ngân hàng, và em cảm thấy hài lòng vì điều đó.
Nhưng mà, sao em cảm thấy mình tham lam quá, cầu toàn quá. Cái gì cũng muốn đạt đến mức độ very good hết, từ học tập, việc làm, trình độ, kĩ năng sống, nhan sắc, quan hệ với mọi người, tiền và cả tình yêu cũng vậy nữa. Và em luôn băn khoăn rằng tính cách mình như vậy là tốt hay xấu đối với chính bản thân mình?? Liệu nó tạo động lực cho mình nhiều hơn hay dồn ép bản thân mình nhiều hơn? Ngày nào em cũng bận rộn cả ngày với học tập, công việc và các mối quan hệ, tối nào cũng về nhà vào rất trễ lại còn phải chuẩn bị những công việc cho ngày hôm sau. Có lẽ là em không muốn để bất cứ khoảng thời gian chết nào hết. Đối với em 1 ngày chỉ có 24h dường như quá ngắn, không đủ để em thực hiện hết những kế hoạch của mình. Có đôi khi em cảm thấy đuối sức, lại tạm thời ngưng lại núi công việc để xả stress theo những cách mà mình học được, lấy lại sức để rồi lại lao vào công việc. Nhưng mà, nhiều lúc em nghĩ không biết mình làm tất cả như vậy để làm gì nữa? Chỉ biết là lúc nào trong chính con người em cũng có một tiếng nói nào đó bảo em phải hoàn thành tốt,tốt, tốt tất cả mọi thứ, biết được càng nhiều thứ càng tốt, nắm được càng nhiều cơ hội càng tốt. Đó là vấn đề thứ nhất của em. Em muốn xin ý kiến, nhận xét và tư vấn của Thầy. Em có nên giảm bớt mức độ tham vọng của mình lại không, hoặc là có nên thay đổi cách sống của mình lại không?
Ngoài ra, em thấy mình còn bị thêm một vấn đề nữa. Chắc là do học khá nhiều thứ ở khá nhiều lĩnh vực nên bây giờ, mỗi lần giao tiếp với ai là em quan sát họ khá kĩ, từ khuôn mặt, trang phục, thái độ cử chỉ, hành động, cách họ trang điểm, cách họ xài tiền cho đên những gì họ nói. Và không biết có phải do em học quá nhiều hay không, mà sao đa số em đều thấy có 1 cái gì đó chưa được. Người thì không chú ý đến trang phục lắm, ăn mặc không phù hợp hoàn cảnh, hoặc là không biết cách kết hợp quần áo, vd người thấp mà lại còn mặc quần áo trái màu nhau, tạo nên 1 đường ngăn cách ở giữa khiến mình trông càng thấp hơn. Người thì trang điểm chưa đươc, từng nét trang điểm trên khuôn mặt thế nào cũng có 1 chỗ nào đó có vấn đề. Người thì tướng đi chưa được, nhung nếu đi thẳng lên hay chậm rãi lại thì có lẽ sẽ tốt hơn. Người thì giọng nói có vấn đề, nói nặng quá, hoặc là không tròn vành rõ chữ. Người thì nói năng không ý tứ, bỗ bã quá. Rồi em để ý tất tần tật mọi thứ, từ cách nhìn, cách đi, đứng, ngồi, bắt tay, cách họ nói chuyện tiếu lâm..... Và thấy ai cũng còn 1 số vấn đề nào đó. Em cũng đã từng gặp nhiều doanh nhân hoặc những người khác không bị những lỗi như vậy và cũng khá hoàn thiện nhưng mà...ít lắm (vd Thầy Sơn chẳng hạn và Thầy là một thần tượng của em). Trước đây em không như vậy, nhưng bây giờ em không sửa được. Cách quan sát của em như một kĩ năng ăn sâu vào người em rồi. Tất nhiên là em cũng tự nhủ với mình là còn nhiều người họ chỉ tập trung vào một vấn đề nào đó thôi chứ không tham lam tìm hiểu về nhiều lĩnh vực như mình, nhiều người không có điều kiện học tập như mình....nên họ (có lẽ) không chú ý lắm đến giao tiếp. Nhưng mà, nhìn người khác lúc nào cũng thấy còn cái gì đó chưa được (tất nhiên là họ cũng có nhiều cái rất tốt) thì cũng mang lại cảm giác không tích cực lắm đối với bản thân em, dẫu biết là "mọi người đều là thầy của ta, học hỏi ở những người chưa được để mình đừng có giống họ". Trước đây em không như vậy... Mong Thầy cho em một lời khuyên.

Còn một vấn đề khác làm em cũng suy nghĩ nhiều lắm. Không biết là có phải do em bạn rôn quá không, hay do em nhìn ai cũng thấy còn cái gì đó chưa được hay không, hay là em chưa tìm được người thích hợp với mình....mà em vẫn chưa có người yêu. Em cũng có thích nhiều người, nhưng chắc là do em già trước tuồi do tiếp xúc nhiều người và tiếp thu nhiều điều hay sao, mà những người em thích đa số họ lớn rồi, hiểu chuyện, chững chạc, biết cách sống. Và thường là thành đạt và đã có gia đình. Em không quan tâm lắm đến những người quá trẻ (từ 25t trở xuống) vì em thấy họ có nhiều cái còn chưa trưởng thành. Em đã từng phải ngồi nói chuyện với người vợ của một người đàn ông mà em có tình cảm, tât nhiên là giải quyết theo kiểu của những người có học thức. Em băn khoăn và muốn hỏi Thầy là: nếu em cứ như vậy thì liệu em có thể có được một tình yêu đẹp như kì vọng hay không. Hay là em phải thay đồi một điểm nào đó trong quan điểm, trong tình yêu, trong cách nhin người của mình để có thể có 1 tình yêu đẹp. Hay là ở tuổi 20 như em thì cũng chưa cần thiết phải băn khoăn đến tình yêu, tình dục hay là hôn nhân. Em thấy mình là người khá đa sầu đa cảm, thích nghiên cứu về tâm lí, khá sâu sắc, và trọng tình cảm, đặc biệt quan tâm nhiều đến tình yêu, những giá trị của tình yêu và hôn nhân. Nhưng cũng do vậy mà em thương dễ tổn thương, đau khổ vì những hành động vô tư hay thờ ơ của người khác. Vậy em có nên giảm bớt mức độ tinh cảm và tăng mức độ lí trí của mính lên không?
Còn một vấn đề nữa mà em muốn hỏi Thầy. Hiện nay em đang học trường Sư Phạm, ngoại ngữ. Nhưng em cảm thấy có lẽ mình không hợp với ngành này,(em vào đây là do được tuyển thẳng và ba mẹ em muốn như vậy). Em thì không đủ tự tin thi lại một ĐH khác vì bỏ nhưng kiến thức phổ thông cũng khá lâu rồi, với lại bây giờ thi trắc nghiệm chứ không giống như trước kia. Nên em định sẽ tiếp tục hoàn thành chương trình ĐH rồi học thêm một cái gì khác nữa, sau này có nhiều điều kiện kiếm việc làm hơn. Em học khá đều các môn. Em muôn xin Thầy lời khuyên là tính cách em như vậy thì nên học tiếp ngành nào? Quản trị kinh doanh hay Ngân hàng có hợp với em không? Tâm lí có hợp với em không? Du lịch? Hay là chính Sư Phạm lại hợp với em mà em không nhận thức được? Và nếu có học tiếp thì em nên học dạng tại chức hay văn bằng 2 (vì em thấy bây giờ người ta không trọng bằng tại chức cho lắm).
Em rất mong Thầy có thể cho em 1 lời khuyên nào đó, hay đơn giản chỉ là những nhận xét của Thầy cho trường hợp của em, để em sẽ tìm ra đươc một định hướng tốt nhất cho cuộc đời mình.
Em cám ơn Thầy Sơn rất nhiều.

Nguyễn Thu Hiền, 493A/24A CMT8, P13, Q10, hettienroi_nt@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Vấn đề nếu nhận ra chính mình đang tham vọng hay cứng nhắc khi đánh giá người khác thì nên điều chỉnh lại bạn ạ! Điều chỉnh để thấy mình nhẹ nhõm, vui vẻ... Dồn ép chính mình, học quá mức cũng không phải là cách hợp lý bạn ạ!

Việc mình chỉ hợp với những người có kinh nghiệm cũng là bình thường nhưng cũng nên nhẹ nhàng khi tiếp xúc, bạn sẽ nhận thấy khá nhiều điểm tuyệt vời của mình cũng như người khác...

Chọn thêm cho mình những kỹ năng, chọn thêm cho mình một văn bằng cũng cần thiết nhưng sự trải nghiệm sẽ giúp mình hiểu mình hơn...

Cân bằng lại chính mình, không nên luôn chuyên nghiệp quá... cũng là những điều cần làm...

img

Ai cũng cho rằng người có kỹ năng sống thì sẽ hạnh phúc. Tôi có người bạn hoạt động phong trào rất giỏi, sống tốt với mọi người, được bạn bè, gia đình thương yêu, đồng nghiệp nể phục. Nhưng cô ấy vẫn chưa tìm được nửa kia của mình dù đã hơn...40 cái xuân xanh. Vậy phải giải thích sao đây?

Ngọc Anh, , anhngoc@hotmai.com

Cô Lý Thị Mai: Cảm ơn bạn đã chia sẻ với chúng tôi về người bạn đáng yêu của bạn. Cô ấy đã hơn 40 tuổi và hiện nay đang còn độc thân nên đúng như bạn nói, cô ấy sẽ có rất nhiều thời gian dành cho công việc và sự nghiệp nên ai cũng nể phục, được gia đình thương yêu, sống tốt với mọi người... Có lẽ vì vậy mà thời gian dành cho bản thân không nhiều và đôi khi không có được thời gian để gặp được người mình yêu thương. Không ai cấm một người giỏi giang, thành đạt lập gia đình nhưng liệu việc cô ấy còn độc thân phải chăng cũng là lý tưởng của cô ấy? Nếu như thế, chúng ta cần phải cảm thông và tôn trọng phải không bạn?

 

Làm gì để việc học tập, cộng việc không là nỗi lo của chúng em ngày này. Có cách nào hài hoà hai thứ đó mà chúng ta vẫn vui và cuộc sống tốt hơn không bị tress

Huỳnh Hữu Trí, Cân Thơ, huutritinhoc@gmail.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Tại sao chúng ta không hiểu học tập cũng là công việc? Nếu chính mình biết làm thêm vừa phải, biết dùng việc làm để học và biết học qua làm thì có lẽ mọi chuyện vẫn có thể hiệu quả...

Biết kiềm chế chính mình, biết hoạch định mục tiêu cuộc đời, biết chơi trong học... đần dần mọi sự sẽ nhẹ nhàng. Có thể chia sẻ kinh nghiệm rằng khi nghiên cứu về con người, cá nhân chính cá nhân tôi đã từng làm những công việc có liên quan để học... Đầu tư dài lâu để đạt được kết quả tốt thì tại sao không?

 

Hình như Nhà văn hóa Sinh viên có tổ chức lớp học kỹ năng sống miễn phí. Cho em hỏi điều kiện tham gia lớp học là gì? Chương trình dạy như thế nào?

Phan Huỳnh Cẩm Tú, Tiền Giang, phanhuynhcamtu@yahoo.com

Chị Nguyễn Thị Nhung: Cẩm Tú thân mến!

Năm 2008, NVHSV có kết hợp với báo Người Lao Động do công ty bảo hiểm nhân thọ DAI-ICHI LIFE tài trợ tổ chức 3 khóa huấn luyện " Bạn trẻ và kỹ năng sống" hoàn toàn miễn phí. Về điều kiện tham gia, bạn vui lòng tham khảo ở câu trả lời trên của chúng tôi.

Chương trình giảng dạy có đặc điểm như sau:

Các bạn sẽ học vào mỗi buồi sáng thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ lúc 8h đến 12h, được các chuyên gia hướng dẫn và thực hành 20 bài tập kỹ năng sống trong khoảng 2 tháng. VD như kỹ năng hoạch định mục tiệu cuộc đời, kỹ năng vượt qua áp lực công việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội, kỹ năng quản lý dự án,kỹ năng nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin...

Mỗi khóa huấn luyện sẽ tuyển chọn 30 học viên.

Rất mong gặp bạn trong khóa huấn luyện sau. 

 

"Kỹ năng sống" cho tới giờ vẫn còn là một thuật ngữ xa lạ với nhiều người Việt Nam, trong khi ở những nước khác, nó đã được đưa vào chương trình giáo dục cho trẻ em. Vậy tại sao các bộ, nghành có liên quan không nghĩ đến việc cải thiện hệ thống giáo dục, đưa các chương trình huấn luyện kỹ năng sống vào trong chương trình ngoại khóa của hệ thống giáo dục Việt Nam. Báo chí nên là những người tiên phong cho lời kêu gọi này !

Huỳnh Quân, dohocat@yahoo.com

Ông Trần Thanh Hải: Chân thành cám ơn bạn đã góp ý. Riêng báo Người Lao Động đã từng tổ chức khóa học về kỹ năng sống cùng Nhà Văn hóa Sinh viên, công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam với sự góp mặt của các chuyên gia như tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn và chuyên viên tâm lý Lý Thị Mai.Và hôm nay, thông qua chương trình giao lưu trực tuyến Bạn trẻ và Kỹ năng sống, chúng tôi cũng đã góp tiếng nói tuyên truyền cho việc rèn luyện kỹ năng sống.Chắc rằng nguyện vọng của bạn sẽ được các bộ, ngành liên quan quan tâm khi xem chương trình giao lưu trực tuyến này. Thân ái.

 

Hầu hết những bạn trẻ ai cũng biết là kỹ năng sống thì rất cần thiết nhưng không biết học những kiến thức này ở đâu. Chương trình này chỉ là hạt cát bỏ biển so với nhu cầu của giới trẻ. Các chuyên gia tâm lý, những người thực hiện chương trình Bạn trẻ và kỹ năng sống đã có giải pháp nào thiết thực hơn trong thời gian sắp tới không? Nhân rộng mô hình này ra chẳng hạn?

Lê Trương Khang, Bình Chánh - TPHCM, khangbc@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Chúng tôi rất trăn trở về câu hỏi của bạn và chợt nhớ đến một hình ảnh: đốm lửa sáng sẽ lẻ loi nhưng thật sự rất cần thiết phải không bạn... Hy vọng ngọn lửa ấy sẽ bừng sáng và cháy mãi, cháy mãi để lửa đời cũng thật sáng, thật tươi...

Nhân rộng ra mô hình này, tại sao không? Biết đâu chương trình sẽ đến với các tỉnh thành khác, biết đâu đốm lửa ấy sẽ được Báo Người lao động và những người có liên quan sẽ quan tâm, biết đâu một tài liệu chuyên khảo sẽ đến với bạn và những bạn bè có quan tâm???

Tôi có người bạn may mắn tham gia vào chương trình "Bạn trẻ & kỹ năng sống" khóa 1. Bạn tôi nói chương trình huấn luyện rất hay, học đuoc nhiều điều bổ ích, trong lớp chỉ có cười đùa & vui chơi, trò chuyện. Lại không may trễ hẹn tuyển khóa tiếp theo? Tham gia các lớp học ờ ngoài thì thú thật, học phí rất mắc.
Vậy hỏi chị Nhung khi nào thì sẽ bắt đầu tuyển sinh khóa mới? Điều kiện dự tuyễn?

Phan Như Huỳnh Anh, Gò Vấp, TP.HCM, a_allinone_a@yahoo.com

Chị Nguyễn Thị Nhung: Chúc mừng Huỳnh Anh đã nhận được thông tin về khóa huấn luyện. Sắp tới NVHSV sẽ còn phối hợp với báo NLĐ do công ty bảo hiểm nhânn thọ DAI-ICHI LIFE tổ chức 2 khóa vào tháng 6 và tháng 9. Bạn có thể đăng kí tham dự vào tháng 4 và tháng 7. Mỗi lớp chỉ tuyển chọn 30 học viên nên bạn hãy nhanh chân đăng kí và tổng hợp đầy đủ hồ sơ dự tuyển bạn nhé!

img

Tôi thình thoảng xem các cuộc phỏng vấn các nhân vật trên Báo, đài... và một điều mà tôi bức xúc khi mà những nhân vật tiêu biểu ấy là các doanh nhân, những người thành đạt là các bác sĩ, kĩ sư,...Đồng ý là tuổi trẻ cần phải có lý tưởng để phấn đấu, và sự thành công hay thất bại đều do nhiều yếu tố cộng hưởng với nhau. Nhưng không phải chỉ dựa vào kết quả đạt được của những con người ấy là đinh mức để đo sự thành công hay thất bại của mỗi con người. Nếu đánh đồng như thế thì càng làm cho lớp thanh niên thêm chán nãn vì điều ấy không thể nào thực hiện nổi với hoàn cảnh hiện nay!
Cách vận dụng những kiến thức tiếp thu được vào cuộc sống theo hoàn cảnh của mỗi người có nên chăng là luôn làm tròn nhiệm vụ của mình trong công việc từ trong nhà đến nhà máy, công sở... Từ cái mình làm được ta sẽ có tất cả?

Dương Văn Ngọc, Trường Tiểu học An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - VT, dvngoc98@gmail.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Hoàn toàn đồng cảm với bạn... Có lẽ nhiều người chỉ thích được xem những người nổi tiếng... cho nên có những người rất đời thường lại không được vinh danh...

Tại sao những gương đời thường không sáng bạn nhỉ? Chúng tôi cũng rất cùng ý tưởng với bạn. Chỉ cần sống tốt với vị trí của mình đang có, cố gắng làm tốt công việc của mình đang làm nghĩa là rất đáng được vinh danh...

 

Em có nghe nói đến khoá Huấn luyện Bạn trẻ và kỹ năng sống do Báo lao động phối hợp với Nhà văn hoá sinh viên, Công ty Dai-ichi life tổ chứcCho em hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện nào để có thể tham gia khoá Tập Huấn? Thời gian tập huấn bao lâu? Em sẽ được học những gì trong khoá tập huấn ấy?
Rất mong nhận được câu trả lời! Cám ơn!

Đỗ Hương, 48/31 Nguyễn Biểu, P.2, Q.5, thuyhuong941986@yahoo.com.vn

Chị Nguyễn Thị Nhung: Đỗ Hương thân mến!

Khóa huấn luyện kéo dài 2,5 tháng. Các bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận vào buổi tổng kết nếu như tham gia khóa học thật đầy đủ ( nếu vắng 2 buổi không lý do chính đáng bạn sẽ phải nhường chỗ cho các học viên dự bị)

Những nội dung còn lại, bạn vui lòng tham khảo ở những câu trả lời trước của chúng tôi

Thân!

 

Để trở thành 1 người thành công thì chúng ta phải có được kỷ năng sống.Vậy kỷ năng sống của chúng ta là gì ? Trong các vấn đề như học hỏi,trao đổi, ứng xử và tiếp xúc của chúng ta có được gọi là 1 kỷ năng sống không? Theo tôi được biết kỷ năng sống của chúng ta dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản TIẾP XÚC,THẢO LUẬN và THỰC HÀNH như vậy có đúng không? xin cho e biết nguyên tắc cơ bản để hình thành nên 1 kỷ năng sống. Ta co thể học được những kỷ năng sống ấy từ đâu
Tôi cũng có 1 chúc kiến thức để truyền đạt lại cho thế hệ đàn em về kỷ năng sống của mỗi người là ở trong tim chúng ta [sống thì phải biết dựa vào mình,"nhìn bằng đôi mắt,nghe bằng đôi tai,làm bằng bộ ốc,và đối xử bằng sự chân thành (sống bằng nghĩa tình )"] như thế có đúng là 1 kỷ năng sống khôngkhông

nguyễn trọng hiệp, 994b/66 khu phố 4,phường tân phú quận 7, nguyen_tronghiep@yahoo.com.vn

Ts Huỳnh Văn Sơn: Sự quan tâm của bạn cũng rất thú vị. Càng thí vị hơn khi bạn đã chia sẻ với chương trình trao đổi và gaio lưu hôm nay... Những kinh nghiệm bạn có hoặc những kỹ năng bạn nêu lên thực sự rất cần thiết cho cuộc sống, cho những người xuất hiện trước công chúng.

Hiện tại, để có thể xuất hiện trước công chúng, chương trình giảng dạy ở một số quốc giamà chúng tôi biết và cũng đã chuyển về Việt Nam. Cũng có một số giám đốc, những anh chị thường xuyên xuất hiện trước truyền thông đã quan tâm và tham gia học tập những chương trình này. Bạn có thể liên hệ vơi công ty Đào tạo Ý tưởng Việt theo số điện thoại 92 91 002 để tham khảo thông tin.

 

Làm sao để biết việc "nhảy việc" của mình là đúng hay sai?

Nữ làm quản lý có một số hạn chế nhất định. Ví dụ như: ngoại giao (trên bàn nhậu), việc gia đình (tất nhiên sẽ có nhiều áp lực hơn nam), ... Vậy phải làm sao? có phải trong tư tưởng của người VN ta xưa nay đã vậy (trọng nam khinh nữ)?

Cách kiềm chế cảm xúc của mình như thế nào (Ví dụ như khi nói mà nhân viên không nghe - có những nhân viên quá cá tính, cái tôi quá lớn!)

Phạm Thị Cẩm Tú, 626 Lạc Long Quân P.5 Q.6 TPHCM, CCKQ_MC@YAHOO.COM

Ông Takashi Fujii: Bạn có thể biết ngay việc “nhảy việc” của mình là đúng hay sai khi việc này có mang lại được kết quả đúng như kỳ vọng của bạn hay không.

Tôi cho rằng những vấn đề bạn nêu ra không phải là cản trở lớn của một nữ quản lý trong bối cảnh hiện nay. Thực tế tại Việt Nam hiện nay cho thấy số lượng nữ quản lý thành công chiếm ngày càng nhiều. Vấn đề quan trọng là bạn phải biết cân đối giữa kỹ năng chuyên môn và quản lý con người cũng như việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Kiềm chế cảm xúc cũng là một trong những kỹ năng cơ bản của một người quản lý giỏi. Để làm được điều này, bạn cần phải biết lắng nghe, đặt mình vào vị trí người khác để có cái nhìn khách quan hơn, chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt trong cá tính và quan điểm của cá nhân của cấp dưới và đồng nghiệp. Khi cơn giận hay sự không hài lòng bộc phát, hãy tìm mọi cách kiềm chế trước khi đòi hỏi người khác thực hiện điều này. Những điều cần thiết bạn nên làm trong lúc giận là cố gắng giữ giọng ôn tồn, bình tĩnh, không chỉ trích, không miệt thị. Hiệu quả mang lại mà bạn nhận biết được là bạn có thể điều khiển được hành động và cảm xúc của chính mình và người đối diện.

img

Tôi có một con gái lớn đang theo học tại trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo tại TPHCM. Con tôi, khi sống ở quê vốn đã rất nhút nhát. Nay lên Thành phố học, cháu lại càng nhút nhát hơn trong giao tiếp. Theo dì của cháu kể, cháu chỉ học xong rồi về nhà, học bài rồi phụ dì làm việc nhà, không giao tiếp hay kết bạn với ai hết. Tôi lo lắng quá! Tôi muốn con mình có được những kỹ năng như các bạn sinh viên này nhưng không biết phải làm sao. Mong chưiơng trình giúp tôi với!

Đặng Thị Mai Hoa, Tân Phú, Đồng Nai

Cô Lý Thị Mai: Trước hết chúc mừng chị đã có một cô con gái ngoan. Cháu chăm chỉ học hành, lại còn biết phụ dì làm việc nhà đó là ưu điểm cửa cháu. Tuy nhiên, đúng như chị đang lo ngại, cháu không được mạnh dạn trong giao tiếp và cũng chẳng có bạn bè. Điều này là một thiệt thòi lớn của cháu nên có lẽ chị nên trực tiếp trò chuyện với cháu về điều này và không quên khích lệ cháu sắp xếp lại công việc và học tập để có thể có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường cháu đang học, đến sinh hoạt ở nhà văn hóa sinh viên, nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Phụ nữ... Ở đây cháu sẽ có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với những bạn đồng trang lứa với những hoạt động vui tươi, sôi nổi... Rồi cháu sẽ quen dần thôi. Thay đổi một thói quen cũng cần phải có thời gian. Tôi tin rằng với tình yêu thương, sự quan tâm và cảm thông sâu sắc của chị sẽ góp phần giúp cháu khắc phục được tính nhút nhát.

Nếu cháu vẫn còn có khó khăn trong giao tiếp chị có thể cho cháu đến gặp tôi trực tiếp tại công ty Tâm Lý Học Ứng Dụng, số điện thoại để liên hệ đăng kí là 08. 8450626 vì có thể còn có những phát hiện thêm khi tôi trực tiếp gặp gỡ cháu.

Chúc chị mạnh khỏe.

 

Em rất muốn tham gia khoá Huấn luyện Bạn trẻ và Kỹ năng sống, hãy chỉ cho em cách thức nhanh nhất có thể đăng ký tham gia? Sao chương trình này không tổ chức rộng rãi trong giới sinh viên, học sinh dưới dạng các buổi sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên, học sinh ở các trường không những trong nội thành mà cả ngoại thành ?

Phan Hà, 153/1 Võ VĂn Tần , P6, Q3, honghadhsp@yahoo.com

Chị Nguyễn Thị Nhung: Hà thân mến!

Ý kiến của bạn rất hay. Bạn có thể chuyển ý kiến này cho Ban chấp hành Đoàn trường của bạn. NVH cũng đã tổ chức các chương trình Kỹ Năng Sống ở các trường THPT, Cao Đẳng và Đại học. Nếu cần, bạn cũng có thể liên hệ với NVHSV qua số điện thoại 8351100 ( gặp chị Nhung) hoặc email, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ trường bạn tổ chức!

Thân

 

Em năm nay 33 tuổi, hiện là nhân viên kinh doanh. Em là người miền trung, giọng nói không được chuẩn (người Quản Trị). Em không tự tin nói trước công chúng. Em nghĩ nếu mình không vượt qua được những mặc cảm này mình sẽ rất khó thành công. Xin Thầy Sơn cho biết địa chỉ dạy rèn giọng nói cho hay và kỹ năng nói trước công chúng (chổ nào có người nhận xét và đánh giá sau những lần thực tập của học viên). Xin cám ơn thầy.

Lê Phan, 15A Cộng Hoà, P13, Tân Bình, vuimotti08@yahoo.com.vn

Ts Huỳnh Văn Sơn: Chào bạn! Thực sự điều này hoàn toàn có thể được giải quyết. Nếu bạn thực sự quyết thay đổi, chăc chắn bạn sẽ thay đổi mà thôi...

Bạn có thể liên hệ với một số thầy cô như Thầy Nam Anh, Thầy Trung Quang hoặc các anh chị phát thanh viên của HTV như Anh Thanh Nhàn, chị Phương thảo... để liên hệ nhở trao đổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với trực tiếp với Nhàn Văn hoá sinh viên hoặc liên hệ trực tiếp với cá nhân tôi để trao đổi và hỗ trợ theo số điện thoại 92 92 92 0

 

Em rất thích công việc của người thu ngân hoặc tiếp tân. Em cần phải chuẩn bị những kỹ năng nào cho công việc?
Em thật sự lo lắng khi phải tham gia thuyết trình. Số là em rất hay run sợ và căng thẳng. Làm thế nào để mình thành công khi thuyết trình ? Thuyết trình cần phải chuẩn bị tâm lý ra sao khi có quá nhiều người lắng nghe.
Em rất buồn. Hiện nay em không hiểu mình sống để làm gì. Sao em làm việc gì cũng thất bại cả. Làm thế nào để em lấy lại sự tự tin trong cuộc sống ?

DubeoTPN, Phan Văn Tri.GV, matita.nguyen

Cô Lý Thị Mai: Đặc điểm của công việc là phải tiếp xúc với mọi người vì thế em phải có kỹ năng lắng nghe, trò chuyện một cách lịch sự, duyên dáng, khả năng thấu hiểu tâm lý của từng loại khách để giao dịch và hướng dẫn khách một cách tận tình, chu đáo.

+ Em cần lưu ý thêm kỹ năng phân biệt được tiền thật, tiền giả, tránh sự nhầm lẫn khi làm công việc thu ngân.

Về sự lo lắng của em, để có thể tự tin em cần :

+ Khắc phục được tính nhút nhát.

+ Suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ khi nhận đề tài.

+ Có thời gian chuẩn bị đề cương (dàn bài), tài liệu minh họa.

+ Biết được thông tin về người nghe (số lượng, tuổi tác, giới tính, học vấn…)

+ Tham dự nhiều buổi thuyết trình của người khác .

+ Tập nói

Về tâm lý em cần lưu ý :

+ Thật sự yêu thích đề tài.

+ Giữ được sự bình tỉnh, thoải mái.

+ Nắm vững điều mình định nói.

+ Tự tin khi trình bày .

+ Khiêm tốn khi lắng nghe ý kiến cử tọa.

Lưu ý : Có điều kiện em nên theo học các lớp nghệ thuật nói trước công chúng.

Chúc em thành công.

 

Xin chào Ông Takashi FujiiĐược biết ông là một người thành đạt trong cuộc sống như hiện nay.Vậy thì em hỏi em là một người đang theo học bổ túc văn hoá thì có cơ hội hoặc bí quyết nào để có thể thành công trong cuộc sống và một người có "kỹ năng" không thưa ông.

Đoàn Thị Thanh Nhàn, Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, bullfinch_120883@yahoo.com

Ông Takashi Fujii: Bằng cấp cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định cho thành công của một người. Thực tế chứng minh rằng rất nhiều người thành công trong công việc và cuộc sống mà không cần phải có bằng đại học hay tiến sĩ, mà Bill Gates là một điển hình mà cả thế giới đều biết.

Học là một hành trình suốt cả đời và bạn có thể học bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào và bất cứ từ ai. Vấn đề quan trọng là những gì bạn học có đáp ứng đúng với niềm mong muốn và mục đích của bạn hay không. Và bạn có thực hành hoặc ứng dụng được điều bạn đã học vào công việc và cuộc sống hàng ngày.

 

1. Có nhiều kĩ năng sống, các kĩ năng nào được cho là quan trọng nhất ?2. Biết các kĩ năng sống không khó, làm thế nào biến kĩ năng đó ăn vào trong máu thịt mỗi người ?
3. Tiến sĩ có thể kể về bản thân mình một ví dụ đã biến một kĩ năng sống vào trong máu thịt của chính mình?Xin cám ơn.

Nguyen Lao Gia

Ts Huỳnh Văn Sơn: Bạn đặt cho chúng tôi 3 câu hỏi và xin được lần lượt trả lời những câu hỏi của bạn:

1. Không có kỹ năng nào là quan trọng nhất vì để sống đúng nghĩa thì những kỹ năng sống rất cần cho chúng ta. Đương nhiên, nếu bảo rằng những kỹ năng nào là cơ sở đầu tiên hay cơ sở quan trọng thì kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời... là rất cần thiết.

2. Để kỹ năng sống biến thành máu thịt không phải chỉ học mà phải thực sự rèn luyện, nỗ lực hết mình để vận dụng... Máu và thịt là những thứ không thể rời khỏi mình cho nên để thực sự thấm sâu thì phải tự học, tự ứng dụng và tự nhận xét, đánh giá...

3. Có thể chia sẻ với bạn về kinh nghiệm của chính bản thân mình về kỹ năng tự tin. Bản thân mình rất hay từ chối những công việc mà chính mình cũng không tự tin dù mọi người nghĩ rằng mình có thể làm tốt như: xuất hiện trên truyền hình, làm phát thanh, đọc lời dẫn, đọc quảng cáo... nhưng khi hết lòng thì cũng được chấp nhận... Đó là kinh nghiệm chính mình đã trải qua và xin được chia sẻ cùng bạn

 

Theo ban to chuc, voi sinh vien ky thuat ngoai chuyen mon chung em con can phai chuan bi nhung ky nang nao nua? hoc o dau, nha nuoc co noi nao to chuc day cho sinh vien nhung ky nang do khong, cam on ban to chuc.

Pham Van Tung, 103 b10 ktx bach khoa ha noi, tung41180@yahoo.com

Chị Nguyễn Thị Nhung: Chào bạn!

Một số kỹ năng mà bạn có thể quan tâm: Kỹ năng nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời...

Hiện nay các nhà văn hóa ở các quận huyện ( NVHSV, NVHTN...) cũng đã có tổ chức những chuyên đề về các kỹ năng này. Bạn có thể theo dõi thông tin và đăng ký tham gia.

 

Toi co quen 1 nguoi con gai da duoc 2 nam.Nhung cong viec toi thu nhap ko cao lai them gia dinh toi rat ngheo nua. Con co ay thu nhap cung kha, gia dinh kha gia va hien nay co mot so nguoi theo duoi co ay. Toi yeu co ay rat nhieu va biet co ay cung co tinh cam voi toi, nhung toi khongtu tin nen chua dam to loi yeu co ay. Toi mong chuong trinh tuvan cho toi can phai lam gi de thay doi tinh hinh hien nay.cam on

Hoang Minh Hien, Phan Van Tri, go Vap

Cô Lý Thị Mai: Minh Hiền thân mến, cô rất thông cảm với tâm trạng của em, gia đình có khó khăn, công việc thu nhập không cao. Đó là một thực tế. Tuy nhiên, em đã rất chân thành khi quen cô ấy. Việc cô ấy có thu nhập cao, gia đình khá giả và có nhiều người theo đuổi không quan trọng bằng việc em khẳng định em yêu cô ấy rất nhiều và biết cô ấy cũng dành tình cảm cho em. Vậy thì còn đợi gì nữa để có thể nói với cô ấy ba từ quan trọng mà bất cứ cô gái nào khi yêu cũng mong chờ được nghe. Hai năm quen biết đủ để hiểu nhau và giúp em đủ tự tin bộc lộ tình cảm. Nhanh lên em nhé kẻo lại "lỡ duyên". Xưa nay không ai vì nghèo mà không có tình yêu. Chúc em thành công!

 

Em chỉ xin hỏi một câu ngắn thôi ạ. Như thế nào được gọi là sống đúng nghĩa?

Hoàng Anh, TP Đà Nẵng, mr.haianh@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Câu hỏi thật ngắn nhưng thật khó... Có lẽ khó có thể định nghĩa hoặc nêu khái niệm... vì đây là vấn đề lý tưởng, vấn đề quan niệm...

Xin được chia sẻ về quan niệm của cá nhân với bạn vậy. Sống đúng nghĩa là sống hết mình, sống không phí thời gian, sống có đam mê, sống có sở thích, hứng thú...
Tuy vậy, có thể hiểu sống đúng nghĩa là sống cho lý tưởng của bản thân, được là chính mình và sống hướng đến những giá trị nhân văn...

Cám ơn những ý kiến của chuyên gia. Vậy có phải để sống đúng nghĩa cần phải có kỹ năng. Kỹ năng này có phải học không? Và có thể áp dụng chung cho tất cả các trường hợp không? Trong khi có rất nhiều hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, và "trường đời" đã dạy cho họ rất nhiều kỹ năng khác!?

Ts Huỳnh Văn Sơn: Nếu hiểu nghĩa học theo góc độ rộng thì tại sao không? Tự học cũng là một cách học chứ bạn?

Sống đúng nghĩa có thể hiểu là những gì làm được hôm nay thì hãy làm hết sức vậy thì kỹ năng quản lý thời gian, đặt mục tiêu lại rất cần thiết.

Trường đời sẽ dạy những bài học rất giá trị nhưng rõ ràng là "cái giá" của nó lại quá đắt. Bạn cũng đồng ý với chúng tôi bạn nhỉ? Mặt khác, không phải ai cũng có cơ hội, không phải ai cũng muốn thử sức... theo kiểu "gồng mình" phải không bạn? Mỗi người có một hoàn cảnh, học kỹ năng trực tiếp hay tự học cũng được vì không phải ai cũng có những điều kiện giống nhau. Điều quan tr0ọng nhất là cố gắng trang bị để mình sống tốt hơn.

 

Đọc bài liên quan đến kỹ năng sống tôi thấy các bạn ghi là có 20 kỹ năng sống. Vậy 20 kỹ năng đó là gì? Liệu thực hiện đúng 20n kỹ năng đó, tôi có trở thành người hoàn hảo hay không?

Lê Văn Thành, Quận 1, TPHCM

Chị Nguyễn Thị Nhung: Văn Thành thân mến!

Trong khóa huấn luyện chúng tôi có 20 kỹ năng sống, tất nhiên đây chưa phải là tất cả,nhưng chúng tôi đã lựa chọn những kỹ năng thiết thực nhất đưa vào chương trình với mong muốn các bạn học viên có được sự tự tin và thành công trong cuộc sống tương lai. Tất nhiên, chúng ta luôn mong muốn và hướng tới sự hoàn hảo, 20 kỹ năng này sẽ là một trong những yếu tố để bạn tiến tới tự hoàn thiện bản thân mình.

 

Thưa ông Fujii, là một người Nhật, tại sao ông lại chọn đối tượng là những người trẻ như chúng tôi để ủng hộ đào tạo kỹ năng sống? Có phải ông muốn đầu tư vì thấy người trẻ việt nam có thể sang nhật làm việc không?Bạn tôi đang xuất khẩu lao động ở Nhật. Khi trao đổi qua email, bạn tôi có kể sếp của nó (người Nhật) phải ở lại cho đến khi nó làm việc xong chứ không như sếp ở Việt Nam. Đó có phải là kỹ năng sống của người Nhật không ?

Trần Hoài Trương, Bình Chánh TPHCM

Ông Takashi Fujii: Xin đính chính ngay với bạn tôi là một người Việt mang quốc tịch Nhật. Tôi đã sống, học tập và làm việc trong rất nhiều năm trước khi trở về Việt Nam làm việc. Nhật Bản là một quốc gia rất phát triển và khi trở về Việt Nam, tôi nhìn thấy giới trẻ Việt Nam chưa được chuẩn bị những kỹ năng sống trước khi vào đời. Tôi và các đồng sự của mình tại Dai-ichi Life Việt Nam mong muốn có thể góp phần vào việc bổ sung những kiến thức hữu ích này cho các bạn trẻ trong khả năng cho phép của mình. Đây là mong muốn duy nhất của chúng tôi khi triển khai chương trình này.

Người Việt không phải là người Nhật và ngược lại. Khi làm việc cùng, có thể học hỏi lẫn nhau chứ không thể áp đặt một cách máy móc những thói quen, quy tắc mà bỏ qua yếu tố phù hợp với bản sắc văn hóa của mình.

 

Cho em hỏi Ts Huỳnh Văn Sơn, theo Ts, trong bối cảnh xã hội ngày nay có nhiều sự thay đổi về giá trị sống, giới trẻ cần những kỹ năng gì để không bị hoang mang, nhầm lẫn trong sự chọn lựa các giá trị sống?

bamboo_lml@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của bạn. Hiện tại, chúng tôi rất vui vì đang thực hiện một đề tài cấp Bộ đúng với sự quan tâm của bạn chuẩn bị báo cáo vào cuối năm nay...

Để giải quyết vấn đề này, có thể quan tâm đến những kỹ năng như: kỹ năng cân bằng cuộc sống, định hướng cuộc đời, định hướng hạnh phúc... Chắc chắn sẽ thành công.

 

Tôi thực sự bị áp lực với cạnh tranh giữa đồng nghiệp trong cơ quan tôi. Họ cứ chăm chăm bắt lỗi nhau, phê phán, chà đạp nhau... Tôi phải trang bị kỹ năng gì để vượt qua chuyện này. Tôi không muốn bị mất việc vì bây giờ, tôi đã là thu nhập chính của gia đình?

Nguyễn Huy Anh Vũ, Chung cư Ngô Gia Tự, Q.10 TPHCM

Cô Lý Thị Mai: Anh Vũ mến, trong xã hội hiện nay khi đi làm ai cũng dễ bị áp lực cạnh tranh với đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu không muốn bị mất việc và đảm đương được vai trò là thu nhập chính của gia đình, có lẽ em nên tham khảo một số gợi ý sau:

Em đã ứng xử với đồng nghiệp của mình như thế nào, có hòa đồng, quan tâm đến mọi người không? Em có sẵn sàng chấp nhận mọi người với ưu và khuyết điểm của họ không? Nếu hiểu được điều này, em sẽ làm việc chung với đồng nghiệp một cách rất nhẹ nhàng và em cũng sẽ được mọi người chấp nhận như thế. Đó cũng là một yếu tố giúp em tự tin trong công việc. Cuộc sống luôn luôn phải đối mặt với những thử thách, khó khăn. Mỗi lần vượt qua là mỗi lần giúp ta trưởng thành hơn. Đừng quên mục tiêu của em là làm việc tốt để giúp đỡ gia đình. Chúc em sớm điều chỉnh để sống và làm việc thành công.

Tôi có người em: thấy mọi người đều thấp kém hơn mình, do đó chẳng làm việc cho ai được quá nữa năm!Đây có phải là bệnh lý? Có chữa được và cách chữa?Rất cám ơn

Phan Văn Bình,  lenguyen@lenguyenco.com

Cô Lý Thị Mai: Bình thân mến, em nên trao đổi với em của em theo học lớp kỹ năng sống. Trong đó có kỹ năng biết chấp nhận người khác. Nếu học xong mà em ấy vẫn không thay đổi thì có lẽ em của em cần được theo dõi và trị liệu tâm lý. Chào em

 

Xin được hỏi việc đánh giá kỹ năng sống của một người sẽ dựa trên những tiêu chí nào? Kỹ năng sống và kinh nghiệm sống giống và khác nhau như thế nào?

Trương Thanh Tâm, 95/27 Lê Thị Riêng, F. Bến Thành, theboomrang@yahoo.fr

Ts Huỳnh Văn Sơn: Kinh nghiệm sống rất cần cho mỗi người chúng ta nhưng điều cần hơn là kinh nghiệm ấy được vận dụng như thế nào trong cuộc sống. Mà như thế nhất thiết là rất cần kỹ năng rồi vì nó đã chuyển sang hướng vận dụng...

Kỹ năng sống được đánh giá theo nhiều tiêu chí như: tính vận dụng - thực hành, tính khái quát, tính thực tế... Những điều này thì kinh nghiệm lại hạn chế khá nhiều!

 

Lúc còn nhỏ tôi luôn bị anh chị em trong nhà chê là nhút nhát và luôn bị ăn hiếp. Đi học tôi vẫn thiếu tự tin dù học lực của tôi cũng thuộc loại khá. Bây giờ khi đi làm tôi lại ít tham gia vào những chuyện đấu tranh, chịu thiệt thòi đủ thứ.Dù có tức giận tôi cũng nhịn và chịu đựng vì không biết làm cách nào để...vùng lên. Xin cho biết có phải đã là cá tính rồi thì không thể sửa hay không? Liệu tôi có cách gì để... vùng lên?

Phương Loan, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, oanl@yahoo.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Hãy tự tin rằng mình làm được thì chắc rằng bạn sẽ có thể làm được. Vùng lên không nhất thiết phải "đè" người khác. Khẳng định mình là hợp lý phải không bạn? Từng bước, từng bước một, bạn sẽ thành công...

 

Em có theo dõi chương trình này qua các bài báo trên báo Người Lao Động. Cho em hỏi lý do vì sao báo Người Lao Động lại chọn chương trình này để bảo trợ thông tin?

Trần Thị Thanh Thuỷ - đại học RMIT, TPHCM

Ông Trần Thanh Hải: Chúng tôi nhận thấy đây là chương trình hữu ích cho bạn đọc, nhất là những bạn trẻ đang bắt đầu bước vào cuộc sống với nhiều vấn đề sẽ gặp phải như tình yêu, hôn nhân, gia đình, sự nghiệp... Và không chỉ đối tượng trẻ, ở một chừng mực nào đó những người đã lập nghiệp, đã có gia đình sẽ có dịp nhìn lại mình. Từ đó rút ra những bài học để có thể giáo dục lại cho con cháu.

 

Đúng là kỹ năng sống không chỉ dành cho người trẻ, nhưng người già cỡ U60 như tôi thì cần có kỹ năng sống làm gì bởi tôi sắp về hưu rồi.Liệu tôi có thể được tư vấn gì về kỹ năng sống cho khoảng thời gian...về vườn của mình không? Chân thành cám ơn

Vương Thị Liên Chi, Hùng Vương, quận 5, TPHCM, chivuong@yahoo.com

Cô Lý Thị Mai: Chị Liên Chi thân mến,đúng là Kỹ năng sống không chỉ dành cho người trẻ nhưng người không còn trẻ nữa cũng rất cần kỹ năng sống vì khi về hưu, tâm lý dễ bị khủng hoảng vì thế những người thân yêu của mình đôi khi dễ làm cho mình không được vui. Hiểu biết và chấp nhận người khác sẽ tạo bầu không khí thoải mái trong gia đình. Đó cũng là một kỹ năng sống vui. Ngoài ra có lẽ chị cũng nên tham gia vào các nhóm hoạt động xã hội để thấy mình sống hữu ích. Bằng lòng với chính mình, biết ứng xử, yêu thương và quan tâm đến người khác sẽ không có thời gian để chị suy nghĩ nhiều. Mong chị luôn biết sử dụng thời gian một cách có ích. Chúc chị mạnh khỏe.

 

Nói thế này nghe có vẻ...phản khoa học nhưng tôi thấy cuộc sống dựa vào số mệnh nhiều. Vì vậy dù bạn có kỹ năng sống tốt thế nào chăng nữa mà bạn nghèo, bạn mồ côi hay bạn gặp gia đình chồng bạc đãi...cũng thua. Cô bạn của tôi gặp hoàn cảnh như vậy đó. Cô ấy cũng cố gắng chòi đạp để vươn dậy trong cuộc sống nhưng vòng xoáy cuộc đời cứ cuốn cô ấy vào chỗ tối tăm. Liệu có kỹ năng sống sẽ giúp gì cho cô ấy?

Phan Thị Anh Đào, doaanh@gmail.com

Ts Huỳnh Văn Sơn: Có thể có những điều không thể hoàn toàn thay đổi nhưng thay đổi một ít chắc là có thể phải không bạn?

Nếu cô ấy biết trụ lại bằng kỹ năng vượt qua áp lực, chắc chắn cô ấy sẽ có thể vững vàng hơn hoặc ít nhất là không sa ngã một cách dễ dàng...

Hy vọng bạn của bạn sẽ vững vàng hơn và bắt đầu làm lại vẫn chưa muộn...

 

Sau hơn hai giờ trực tuyến, chúng tôi đã nhận được hơn ba trăm câu hỏi của bạn đọc từ khắp nơi gởi về cho chương trình giao lưu trực truyến “Bạn trẻ và kỹ năng sống”. Dù ban tổ chức, các chuyên viên tâm lý đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của bạn đọc nhưng do thời lượng có hạn chúng tôi chỉ có thể trả lời những câu hỏi tiêu biểu, những câu được bạn đọc hỏi nhiều nhất. Những thắc mắc chưa thể trả lời, chúng tôi sẽ cố gắng thể hiện trong các bài viết, chuyên mục trên trang Lối sống báo Người Lao Động phát hành vào các ngày 3, 5, 7, Chủ Nhật và trang Nhịp sống công nghiệp vào ngày thứ 2 hàng tuần trong thời gian sắp tới.

Trân trọng cảm ơn.

Đơn vị tài trợ:

img

Từ khi thành lập Văn phòng Đại diện từ năm 2005, Dai-ichi Life đã tích cực tìm hiểu về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.

Với sự chuẩn y của Bộ Tài Chính ngày 18/1/2007 cho giao dịch chuyển nhượng Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Bảo Minh CMG, Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam (“Dai-ichi Life Việt Nam”) đã chính thức được thành lập.

Tham gia vào thị trường Việt Nam, Dai-ichi Life mang tới kinh nghiệm của 100 năm hoạt động trong ngành bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời giá trị nền tảng “Khách hàng là trên hết” cùng cam kết về quản lý chất lượng cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ tốt nhất ở cả phương diện phục vụ khách hàng và đóng góp cho xã hội, Dai-ichi Life Việt Nam thực hiện 3 sứ mạng:

1. Đóng góp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tốt nhất và tiên tiến nhất;

2. Mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng;

3. Mang lại sự hài lòng cho đội ngũ nhân viên và tư vấn viên tài chính.

Ngày 7/1/2008, Dai-ichi Life Việt Nam đã được Bộ Tài Chính cho phép tăng vốn đầu tư từ 25 triệu USD lên 72 triệu đô la Mỹ (tương đương 1,152 tỷ VNĐ) chỉ 1 năm sau chính thức hoạt động tại Việt Nam. Với số vốn này, Dai-ichi Life Việt Nam trở thành công ty Bảo hiểm nhân thọ nước ngoài có vốn đầu tư lớn đứng thứ nhì tại Việt Nam. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của công ty mẹ từ Nhật Bản đảm bảo cho Dai-ichi Life Việt Nam sự vững mạnh về tài chính và tiềm lực để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Dai-ichi Life cam kết “Gắn bó dài lâu” với khách hàng và đất nước Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo