xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh và năng động

Theo THẢO VY (Tuổi Trẻ)

Để trẻ có sức khoẻ tốt, các bậc phụ huynh hãy cố gắng thực hiện các điều sau:

1. Cha mẹ nên giúp trẻ phát triển những hoạt động thể chất có ích cho tim từ khi trẻ còn nhỏ bằng cách làm gương cho chúng. Nên luyện tập các thói quen này một cách thường xuyên.

2. Hạn chế không cho trẻ xem truyền hình, phim ảnh, video, và các trò chơi vi tính quá 2 giờ một ngày. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ giải trí bằng các hoạt động thể chất mang tính vận động.

3. Lên kế hoạch cho cả gia đình đi chơi bên ngoài và nếu có thể, cùng nhau thực hiện những chuyến du lịch với những chương trình hoạt động thật hào hứng, chẳng hạn như leo núi, đạp xe, bơi lội...

4. Phân công cho trẻ làm một số công việc nhà đòi hỏi sự vận động cơ thể, tuy nhiên những công việc này phải phù hợp với mức phát triển thể chất, sự hợp tác và độ tuổi của trẻ. Giúp ba mẹ quét dọn lá khô trong vườn, lau chùi nhà cửa, mang bao rác ra trước nhà để xe thu dọn rác chở đi... không những dạy cho trẻ tinh thần trách nhiệm mà còn là những bài tập thể dục tốt cho cơ thể của trẻ.

5. Quan sát xem trẻ thích những môn thể thao hay hoạt động nào, tìm các sách hướng dẫn tập luyện cũng như các câu lạc bộ để trẻ có thể luyện tập các môn thể thao hay tham gia các hoạt động mà chúng yêu thích. Một số trẻ thích các môn thể thao mang tính đồng đội, trong khi một số khác lại thích những hoạt động mang tính cá nhân hơn. Một số môn thể thao như môn quần vợt hay môn bơi lội, những môn mà trẻ có thể chơi từ khi còn nhỏ cho đến mãi về sau, sẽ dễ học khi trẻ còn bé hơn là khi chúng đã lớn.

6. Hãy tranh thủ đi bộ hay đi bằng xe đạp thay vì xe gắn máy hay ô tô. Hãy sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy hay thang cuốn. Tăng dần khoảng đường bạn và con bạn đi bộ.

7. Theo sát các lớp huấn luyện thể chất trong nhà trường nơi trẻ theo học. Phải đảm bảo rằng trẻ tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày. Tìm hiểu xem mỗi tuần chúng luyện tập mấy ngày, mấy giờ, tập những môn gì, có bao nhiêu người cùng tập, chương trình tập luyện ra sao, tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe, năng lực giáo viên hướng dẫn...

8. Không nên ép trẻ làm bài tập về nhà ngay sau giờ học ở trường để trẻ có thời gian cho những hoạt động khác ngoài việc học văn hóa. Trẻ nên vận động sau khi ở trường về và trước bữa ăn tối.

9. Tặng cho trẻ những món quà hướng trẻ đến việc tập luyện thân thể, chẳng hạn như một sợi dây nhảy, một tấm bạt lò xo cỡ nhỏ, thẻ hội viên bơi lội... Những món quà này phải liên quan đến các kỷ năng tập luyện của trẻ và trẻ tỏ ý thích chúng.

10. Tận dụng cơ hội tham gia vào những hoạt động của địa phương hay thành phố nơi bạn ở, ví dụ như cho trẻ tham gia vào đội bóng hay các cuộc chạy việt dã mang tính phong trào.

11. Khi trẻ tỏ vẻ buồn chán không biết làm gì, hãy đề nghị chúng tham gia một hoạt động nào đó cho chúng có dịp “chạy tới chạy lui”, chẳng hạn như chơi đuổi bắt, hay đánh cầu lông trong sân nhà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo