xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan thoát khỏi Benghazi

Bài và ảnh: DUY QUỐC

Do không có phương tiện, mọi người phải vừa đi vừa chạy trên quãng đường dài 85 km từ công trình ra cảng biển

Theo dự kiến, 218 lao động Việt Nam do Công ty Vinaconex Mec đưa sang Libya làm việc xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) lúc 16 giờ ngày 4-3. Tiếp đến, 18 giờ 20 phút cùng ngày, 55 lao động, trong đó có 52 lao động Công ty Vinaconex Mec và 3 lao động của Công ty Isalco từ Doha về đến sân bay này.

 
Thay đổi lịch trình
 
Dựa trên lịch trình này, ngay sau khi kết thúc cuộc họp, đoàn công tác do Cục Quản lý Lao động ngoài nước lập ngày 4-3 để hỗ trợ đón lao động về sân bay Tân Sơn Nhất đã ra sân bay đón lao động. Tuy nhiên, do lịch trình và kế hoạch đưa lao động về nước thay đổi đột ngột nên việc đón đã gặp lúng túng. 218 lao động từ Thổ Nhĩ Kỳ về sân bay Nội Bài (Hà Nội) bằng chuyên cơ lúc 16 giờ thay vì về sân bay Tân Sơn Nhất. Riêng chuyến bay thương mại từ Doha mang số hiệu QR 688 về lúc 18 giờ 20 phút chở 122 lao động, trong đó có 78 lao động của Công ty Việt Thắng, 41 lao động của Công ty Airseco và 3 lao động của Công ty Isalco.

img

Các lao động Việt Nam tại Libya về đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18 giờ 20 phút ngày 4-3

 
Vì có sự thay đổi này, trước khi người lao động qua cửa khẩu hải quan, lực lượng an ninh sân bay phải tập trung rà soát, đối chiếu mất gần một giờ. Đại diện Công ty Vinaconex Mec mang theo tiền và dự định thuê một số bàn của một căng-tin ở khu vực chờ để hỗ trợ tại chỗ cho người lao động nhưng chờ gần một giờ vẫn không thấy lao động của mình trở về.
 
Trong khi đó, do có 41 lao động của Công ty Airseco về nước ngoài dự kiến, ông Đào Chân, Trưởng đại diện Bộ LĐ-TB-XH phía Nam kiêm trưởng đoàn công tác, đã phải liên lạc với Cục Quản lý Lao động ngoài nước thông báo tình hình. Rất may, Công ty Airseco đã nhanh chóng nhờ cán bộ quản lý của một đơn vị thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đón tiếp và tổ chức cho lao động về địa phương. Mất gần 2 giờ sau khi xuống máy bay, người lao động mới được di chuyển đến ga trong nước để lên máy bay ra Bắc.
 
Bị nợ 2 - 3 tháng lương
 
122 lao động về nước đã có một hành trình hết sức vất vả. Anh Trịnh Đình Bằng (huyện Quảng Xương – Thanh Hóa) cho biết được Công ty Airseco đưa sang Libya làm việc tại công trình xây dựng ở Benghazi. Ngày 19-2, do có bạo loạn và cướp bóc xảy ra tại công trình, anh và những người khác phải tháo chạy thoát thân.

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Do không có phương tiện, mọi người phải vừa đi vừa chạy trên quãng đường dài 85 km từ công trình ra cảng biển. Mất hơn 6 ngày đêm sơ tán và ăn bánh mì cầm hơi (chủ thầu chi 20 euro/người để ăn dọc đường), mọi người mới tới được một tàu chờ chở 3.000 lao động Trung Quốc. Do số lượng người quá đông, chủ tàu nhất quyết không cho lao động Việt Nam lên. Không còn đường tháo lui, mọi người quyết định nhảy tàu và may mắn được một người Trung Quốc can thiệp nên chủ tàu mới cho đứng quá giang ở tầng 5. Theo anh Nguyễn Văn Trường (huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa), trong nhóm 41 lao động của Công ty Airseco, toàn bộ hành lý, tài sản cá nhân của anh và một số lao động hoặc bị trấn lột hoặc phải bỏ lại, chỉ cầm theo hộ chiếu.
 
Các anh Nguyễn Văn Hoàng (huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh), Quách Văn Thạch (huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa) cho biết khi đến Qatar đã được sự đón tiếp và hỗ trợ tích cực của đoàn công tác hỗ trợ lao động Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar để về nước. Theo anh Hoàng, tất cả những lao động của Công ty Airseco về đợt này đều bị chủ thầu công trình nợ từ 2 – 3 tháng lương. “Chúng tôi mong các cơ quan chức năng can thiệp để được chi trả quyền lợi, bù đắp một phần thiệt hại vật chất và tinh thần trong thời gian ở Libya” – anh Hoàng nói.

Về nước trên nạng gỗ

Trong số 122 lao động về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18 giờ 20 phút, có một trường hợp hết sức thương tâm. Đó là anh Hoàng Văn Trung (45 tuổi, quê xã Sòng Lãng, huyện Vũ Thư – Thái Bình), bị tai nạn lao động mất một chân, phải di chuyển bằng nạng gỗ. Anh Trung cho biết được Công ty Vận tải biển và XKLĐ Isalco đưa sang làm công nhân xây dựng cho Công ty Nalidco – Benghazi từ tháng 8-2009 với thu nhập bình quân khoảng 6 triệu đồng/tháng.
 
 img
Anh Hoàng Văn Trung tại sân bay Tân Sơn Nhất vào tối 4-3
 
Đầu tháng 12-2010, trong lúc đang làm việc, anh bị xe thi công cơ giới húc dập nát chân phải, được mọi người đưa vào bệnh viện cấp cứu và phải cắt bỏ. Khi anh đang chờ giám định thương tật để được bồi thường thì xảy ra biểu tình, di tản về nước và do vậy, chưa nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Đặc biệt, trong 12 ngày sơ tán vất vả, anh luôn nhận được sự đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ của nhiều anh em lao động Việt Nam.

“Gia đình rất đau lòng khi biết tôi bị rủi ro như thế. Nhà nghèo, giờ lại bị thế này không biết sẽ lấy gì mà sống. Tôi mong các cơ quan chức năng can thiệp để giúp tôi nhận được bồi thường tai nạn lao động” - anh Trung buồn bã nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo