xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi niềm sinh viên học cùng lúc hai trường ĐH

Theo Trịnh Bồng (VnMedia)

Ra trường với hai tấm bằng đại học trên tay luôn là niềm mơ ước của không ít sinh viên.

Song điều đó chỉ đem lại cơ hội tốt cho những ai biết chủ động và tích cực trong việc học tập, nhưng nó sẽ không dẽ dàng gì đối với những ai có nhận thức chưa rõ ràng về năng lực học tập cũng như khả năng tài chính của mình.

Đi học hay chạy xô

Hiện nay nhiều trường đại học có những cơ chế mở, tạo điều kiện cho sinh viên có thể chủ động trong học tập. Nhiều bạn muốn rút ngắn thời gian bằng cách học cùng lúc hai trường Đại học. Sáng trường này, chiều lại trường kia, việc học dường như không khác gì những cuộc chạy xô liên tiếp.

Trò chuyện với một nam sinh viên tên Cường - bạn cho biết : “Hiện nay mình đang học năm thứ 4 đại học ngoại thương và năm thứ 3 hệ dân sự của học viện kỹ thuật quân sự. Mình đam mê cả hai trường Đại học này, thế nhưng khi học thì thật khổ. Buổi sáng mình học bên học viện kỹ thuật quân sự từ 6h30 đến 12h. Chiều lại học 6 tiết bên ngoại thương từ 12h30 đến 5h. Nhiều khi thấy kiệt sức nhưng vẫn phải cố, mình phải thuê trọ ở trung tâm của hai trường để đi lại được thuận tiện hơn

Khác với Cường, Lê Hoa lại có phần vất vả hơn trong việc đi lại. Bạn tâm sự:“mình học ở Đại học Hà Nội và Học viện báo chí và tuyên truyền, trong khi lại trọ bên tận Từ Liêm.hai trường mình học cách xa nhau quá nên đi học khá vất vả. Nhiều khi bị lỡ xe bus nên toàn đến lớp muộn. Buổi sáng mình học bên trường Đại học Hà Nội, song lại phải về Báo chí ngay, không kịp về nhà”.

Lịch thi: Sự lựa chọn nghiệt ngã

Học hai trường, không đơn giản chỉ là sáng chạy trường này, chiều lại về trường kia. Đó là quá trình học bình thường, nhưng đến khi bước vào mùa thi, có nhiều lúc lịch thi trùng nhau các bạn phải đứng trước những sự lựa chọn không biết nên thi trường nào, bỏ trường nào.

Giọng buồn buồn, Cường tâm sự: “Sắp tới lại có 3 môn thi trùng nhau mất rồi. Lại phải lựa chọn. Năm nào mình cũng phải bỏ thi bên học viện kỹ thuật quân sự vì trường đó ngay từ năm nhất mình đã phải thi lại lần 2 nhiều môn. Cũng may là chưa phải học lại”.

Hoa thì có lẽ lại may mắn nhiều hơn: “Ở bên Đại học Hà Nội, bọn mình toàn thi vào hai ngày thứ 7 và chủ nhật, còn ở Học viện báo chí thì thi vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Vậy nên mình không lo lắng nhiều với điều này. Cái chính là phải làm sao để có được uy tín với thầy cô để có thể đến muộn ở trường này hay về sớm ở trường kia mà vẫn không bị thầy cô nói gì”.

Không được như những bạn khác, Thoa, sinh viên đại học Kinh tế quốc dân, kiêm đại học Hà Nội đã phải từ bỏ niềm mơ ước học 2 trường :“Lúc đầu mình cũng học 2 trường, nhưng vì áp lực quá, học phí thì ngày càng tăng bố mẹ không đủ khả năng chu cấp nên mình đã bỏ ở Đại học Hà Nội”.

Muốn có hai bằng ĐH cùng lúc để thêm nhiều cơ hội sau khi ra trường là hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực cao của xã hội. Thế nhưng, sinh viên cần phải căn cứ vào nhiều điều kiện để theo đuổi mục tiêu của mình. Mỗi cá nhân cần phải xác định đúng khả năng học tập cũng như những chi phí mà mình cần phải bỏ thêm ra để có được tấm bằng thứ 2.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo