xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ảnh ghép vẫn đoạt giải cao?

Ngọc Lê

Nhiều ý kiến trong giới chuyên môn cho rằng tác giả dàn dựng chụp lại sau khi nhân vật thi đấu xong, chỉ lên ghế ngồi “làm màu”

Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực TP HCM lần thứ VI 2016 vừa công bố giải thưởng ngày 17-7. Sau đó, nhiều ý kiến cho rằng ảnh đoạt giải nhì “Ném đĩa” (tác giả: Nguyễn Sinh Long) là chắp ghép, sai sự thật.

Nghi vấn dàn dựng

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Sinh Long cho biết ông chụp tấm ảnh này lúc vận động viên (VĐV) đang thi đấu tại một giải dành cho người khuyết tậtsân vận động Thống Nhất TP HCM. “Đây là tấm ảnh chụp người thật việc thật, không có ghép bất cứ một chi tiết nào. Tôi chụp ở trên xuống khi VĐV đang ngồi trên ghế trong tư thế thi ném đĩa, hai tay dang ra, nhìn trên xuống sẽ thấy phản chiếu cái bóng” - ông Long nói.

Tác phẩm “Ném đĩa” đoạt giải nhì của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Sinh Long (Ảnh từ website của cuộc thi)
Tác phẩm “Ném đĩa” đoạt giải nhì của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Sinh Long (Ảnh từ website của cuộc thi)

Đường màu đỏ do NAG chỉ ra chân ghế chắp ghép
Đường màu đỏ do NAG chỉ ra chân ghế chắp ghép


Bức ảnh miêu tả tư thế ném đĩa của VĐV khuyết tật bị liệt hai chân. Ảnh: Nguyễn Phước Lộc

Bức ảnh miêu tả tư thế ném đĩa của VĐV khuyết tật bị liệt hai chân. Ảnh: Nguyễn Phước Lộc

Tuy nhiên, nhiều nhiếp ảnh gia đã chỉ ra những điểm phi logic của bức ảnh này. Cụ thể, chân ghế VĐV ngồi ghép nối 2 khúc không thẳng hàng là một thanh sắt từ trên xuống đất; tư thế ném đĩa không đúng nguyên tắc khi thi đấu của người khuyết tật; bóng đổ của nhân vật không hợp lý...

Ông Đặng Văn Phúc, huấn luyện viên thể thao cho người khuyết tật, cho biết quy định thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật áp dụng từ năm 2014 không cho phần đầu gối, phần mông của VĐV trượt ra khỏi ghế. VĐV sợ khi ném đĩa sẽ phạm quy nên phải cột dây vào ghế giữ thăng bằng thật chặt. Nếu bức ảnh này thể hiện việc VĐV tập luyện nhẹ nhàng thì không có gì để nói nhưng thi đấu thì ghế phải bị xiềng lại hoặc có người giữ để không bị ngã vì dùng lực quá mạnh.

Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Phước Lộc, ông thường xuyên tới sân Thống Nhất chụp ảnh thi đấu của các VĐV nên biết rõ VĐV khuyết tật chơi môn ném đĩa hạng thương tật F55, 56 (hai chân gần như bị liệt hoàn toàn phải di chuyển bằng xe lăn) khi thi đấu hay tập luyện, phải như thế nào. Vì vậy, tác phẩm ảnh đoạt giải nhì này được set-up (dàn dựng) chụp lại sau khi VĐV thi đấu xong, chỉ lên ghế ngồi “làm màu”, chân không chằng vào ghế, ghế cũng không neo vào đâu hết. Ngoài ra, động tác hoàn toàn không khớp với động tác thi đấu thực sự của VĐV (khi khởi động ném đĩa, tay còn lại không buông thỏng như vậy)! “Bên cạnh đó, giải thể thao khuyết tật nếu thi đấu ở sân Thống Nhất là giải cấp quốc gia, mới vừa tổ chức từ ngày 10 tới 14-7 - khoảng thời gian cuộc thi ảnh khu vực này đã chấm xong vòng ngoài” - nhiếp ảnh gia Nguyễn Phước Lộc phân tích.

Dư luận từng “dậy sóng”

Một giám khảo cuộc thi cho biết cái hay của bức ảnh “Ném đĩa” là không lấy trọn hình ảnh người, chỉ lấy bóng VĐV khuyết tật vươn lên trong cuộc sống với ý nghĩa tuy tàn nhưng không phế. Ông khẳng định cuộc thi có nội quy cho phép tác giả cắt ghép, chỉnh sửa ảnh nhưng không được sai tỉ lệ, sai sự thật. “Nếu có cắt ghép mà qua mắt được ban giám khảo thì đành chịu. Tuy nhiên, bức ảnh này không hề có cắt ghép!”.

Theo giám khảo này, những bức ảnh trong cuộc thi không phải nộp file gốc (file raw) để đối chiếu, khi nào bức ảnh nhìn thấy có vấn đề, ban tổ chức mới yêu cầu tác giả gửi file gốc để kiểm chứng. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Minh Sơn, trưởng ban giám khảo liên hoan này, cho biết ông đã xem file gốc của bức ảnh, những phản ảnh về ảnh chắp ghép, như ghế ngồi của VĐV bị ghép sai lệch, nếu có đi chăng nữa thì đó là sai về kỹ thuật, không phải sai sự thật. Một bức ảnh chỉ sai sự thật khi chủ thể đó không phù hợp với bối cảnh. Chẳng hạn, chụp nghề bán phở thì phải là người bán phở đứng bán chứ không thể là cô người mẫu xinh đẹp. “Bức ảnh không phải là cắt ghép sai sự thật” - ông Sơn khẳng định.

Ngày 4-7 vừa qua, Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 5-2016 đã trao huy chương vàng cho tác phẩm “Họa sĩ Phan Kế An” của tác giả Nguyễn Đắc Như. Không lâu sau đó, dư luận “dậy sóng” bởi nhiều người cho rằng ảnh đã qua chỉnh sửa một cách vụng về, sai sự thật. Dư luận khiến cho tác giả Nguyễn Đắc Như sau đó đã có thư gửi Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam xin rút toàn bộ ảnh triển lãm và ảnh đoạt giải của liên hoan. Trả lời báo chí, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, xác nhận do ban giám khảo chủ quan nên đã không kiểm tra kỹ file gốc trước khi công bố tác phẩm đoạt giải.

Một nhiếp ảnh gia cho biết hiện nay người chơi ảnh rất “tinh vi”. Vì biết ban giám khảo sẽ kiểm tra file gốc nên có người ghép xong đem ảnh in ra thật to lấy giấy căng lên chụp lại, set-up ngày giờ. Trước đây, ở cuộc thi quốc tế giải thưởng của HIPA (thuộc Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã xảy ra các trường hợp nhiếp ảnh gia dùng thủ thuật trên để qua mặt ban giám khảo. Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện, người vi phạm phải trả lại giải.

Nền tảng phải là sự thật

Một nhà chuyên môn nhận định dàn dựng, sắp đặt trong nhiếp ảnh đang là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm vì nó lây nhiễm sang cả ảnh báo chí. Một số ý tưởng nghệ thuật cần phải dàn dựng để thực hiện nhưng việc quá sa đà khiến cho ảnh nghệ thuật trở nên gượng gạo, sống sượng, xa rời cuộc sống. Ảnh chụp lao động sản xuất, ảnh sinh hoạt, ảnh đời thường thì nền tảng phải là sự thật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo