xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo tàng cũng từng làm tranh giả

Ngọc Lê thực hiện

PGS-TS Nguyễn Đỗ Bảo, nhà phê bình mỹ thuật (nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội), cho rằng tranh chép là nguyên nhân tạo ra tranh giả nên cần có quy chế xử lý rõ ràng

Phóng viên: Từ vụ 17 bức tranh cho là tranh giả trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, nhiều họa sĩ cho rằng tình trạng tranh chép của các họa sĩ trở thành tranh thật lưu hành trên thị trường hiện nay có nguyên nhân từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam?

Bức “3 cô gái” của họa sĩ Dương Bích Liên tại triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” bị cho là giả
Bức “3 cô gái” của họa sĩ Dương Bích Liên tại triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” bị cho là giả

- PGS-TS Nguyễn Đỗ Bảo:

img

Đúng vậy. Vào khoảng năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật có lệnh đưa tất cả những bức tranh có giá trị của các họa sĩ tên tuổi đi sơ tán ở tỉnh Tuyên Quang để tránh máy bay Mỹ. Dự đoán tình hình Mỹ leo thang chiến tranh còn lâu dài, lúc đó ông Nguyễn Văn Y (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mỹ thuật) nghĩ ra cách sao chép tranh để trưng bày nhằm không để bảo tàng “chết” mà lúc nào cũng mở cửa dù cho bom rơi đạn lạc. Các họa sĩ có tác phẩm phải vẽ bản sao cho chính tranh của mình nhưng tranh vẽ lại không phải là tranh gốc dù cùng một họa sĩ. Tuy nhiên, việc giao tranh làm phiên bản không có sự quản lý chặt chẽ. Cán bộ được giao công việc liên lạc với các họa sĩ khi thôi việc không có bàn giao sổ sách, giấy tờ nên nhiều bức tranh bị thất thoát. Nhiều họa sĩ cho biết mình không ký tên vào biên bản giao - nhận tranh với bảo tàng. Ví dụ như bức “Chiều vàng” (họa sĩ Dương Bích Liên), bức “Vo lúa” (họa sĩ Sĩ Ngọc) đã bị thất lạc.

Sao chép tranh có mặt tích cực nhằm phục vụ đông đảo người yêu nghệ thuật nhưng cũng có cái dở là quản lý kém dẫn đến gia tài tranh của bảo tàng bị thất thoát. Có những bức tranh treo trong bảo tàng nhưng vẫn lọt ra ngoài. Có những bức tranh đã bán, đã mất, bảo tàng lại cứ cho chép đi chép lại nhiều lần như tranh của cụ Phan Chánh. Mãi đến sau này, Bộ Văn hóa có lệnh không được làm phiên bản (tranh chép) treo ở bảo tàng nữa, việc này mới chấm dứt. Vì thế, tranh phiên bản của ta có thể đi ra ngoài một cách vô thức nhưng đồng thời cũng không tránh được những bức cố tình làm giả làm lậu.

Các gallery cũng là nơi tuồn tranh chép ra thị trường?

- Có rất nhiều đường dây làm tranh giả bán ra thị trường. Trong nước, thường có tình trạng tranh giả chuyền tay nhau. Cụ thể, cha tôi (họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung) có bức về đề tài đan len có ký tên nhưng thực sự cha tôi chưa từng vẽ về đề tài này. Vì sau 1954, Hà Nội mới có nhà máy dệt len, tôi ở cùng cha mình thời điểm đó chẳng bao giờ thấy ông vẽ đề tài đan len, ông chỉ tập trung vẽ công nhân làm ở các nhà máy cơ khí. Ngoài bức này còn rất nhiều bức khác mạo danh cha tôi như bức tranh sơn dầu vẽ phong cảnh Hạ Long vốn không phải phong cách của cha tôi, bức khắc gỗ vẽ Từ Hải thì bị sao chép thành tranh sơn mài… Tôi không rõ tranh của ta bị làm giả chuyền ra nước ngoài bằng cách nào nhưng riêng với nhà đấu giá Christie’s từng bị tai tiếng một vụ bán tranh giả của họa sĩ Việt Nam. Họa sĩ Trịnh Thái có kể lại hồi chưa giải phóng, ông có vẽ chân dung một người vợ của bạn. Sau giải phóng, gia đình này vào TP HCM sinh sống và hiện nay, bức tranh chân dung này vẫn treo ở gia đình. Tuy nhiên, có một bức phiên bản do nhà đấu giá Christie’s đem bán cho người khác. Khi biết sự thật, người mua đã kiện nhà đấu giá đòi bồi thường. Như vậy, các hãng nước ngoài nghiên cứu về hội họa Việt Nam chưa hay nhưng vì họ có danh tiếng, có nhiều tiền nên có thể trấn áp người khác.

Thưa ông, qua vụ 17 bức tranh bị cho là giả được triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, ông thấy công tác thẩm định tranh hiện nay có vấn đề không?

- Theo tôi, tranh giả mà triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật thì thấy đau quá, không chỉ đau cho bảo tàng mà cho giới mỹ thuật. Bảo tàng chỉ chú ý đến việc kiếm tiền mà không chú ý tranh có giá trị hay không? Tranh thật hay tranh giả? Ngay cả hội đồng thẩm định tranh vừa rồi tôi cho rằng cũng không chính danh. Họ chỉ nhìn tranh bằng mắt rồi ra kết luận tranh giả khiến người khác không phục. Để chính danh, cần có một cơ quan chuyên làm việc thẩm định tranh, tập trung những người có hiểu biết về tranh. Hội đồng chuyên môn này kiểm tra tranh trước rồi mới đưa kết luận gửi cho hội đồng có chức danh họp ra quyết định thu giữ tranh thế nào, phạt ra sao, có trả lại cho người sưu tập không hay đem hủy? Với tình hình hiện nay khi chưa có quy chế cụ thể rõ ràng thì việc giữ tranh của nhà sưu tập là phi lý!

Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cho biết đã trả lại toàn bộ tranh cho nhà sưu tập Vũ Xuân Chung vì không có căn cứ để giữ lại tranh của ông ấy. Theo ông, việc trả lại tranh khi xác định là giả sẽ gây ra hệ quả gì?

- Nếu trả lại thì phải là cơ quan hành chính của nhà nước trả lại, đồng thời phải ra quy chế luôn. Thí dụ, trả tranh lại thì phải yêu cầu người ta không được bán. Nếu để cho người ta bán thu hồi tiền vốn thì chẳng khác nào tạo điều kiện cho họ lưu hành tranh giả; khác nào chúng ta tiếp tay cho những người làm tranh giả, trong khi đó, chúng ta đã ký Công ước Bern bảo vệ bản quyền tác giả liệu chúng ta có vi phạm không? Vì thế, tôi đề nghị Cục Mỹ thuật nên cấp tốc soạn thảo quy chế rõ ràng, minh bạch, nếu không những sự việc tiếp theo xảy đến sẽ không thể nào giải quyết được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo