xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cổ vật tiếp tục bị “chảy máu”

Yến Anh

BẢO TỒN BẢO TÀNG.- Tổng kiểm kê các cổ vật trên cả nước để có biện pháp bảo vệ. Chuyện chảy máu cổ vật bấy lâu nay đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Kho tàng di sản văn hóa quý báu của dân tộc cứ đội nón ra đi!

Cổ vật không cánh mà bay...

Người dân xung quanh chùa Tây Phương (Hà Tây) đến giờ vẫn còn nhớ pho tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt bằng gỗ khá lớn, chỉ qua một đêm đã không cánh mà bay khỏi chùa. Tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) dù chùa đã được Bộ VHTT thí điểm lắp đặt hệ thống báo động nhưng tượng vẫn mất. Lý do được đưa ra là do chỉ có sư trụ trì tại chùa, nên khi thiết bị kêu đã không có người kịp ứng phó bắt kẻ gian. Tại chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc), kẻ gian còn ngang nhiên lấy trộm cả tượng ở tòa Cửu Long và tượng Mẫu. Gần đây, Công an tỉnh Nam Định mới tìm thấy đầu pho tượng Phật thời Lý bằng đá bị đánh cắp ở chùa Ngô Xá (Nam Định).

Ngày 26-9-2001, cơ quan A25 đã phát hiện và bắt giữ một vụ vận chuyển trống đồng lên tận Lai Châu. Trong khi đó, các di chỉ văn hóa Óc Eo (An Giang), di chỉ làng Vạc (Nghệ An), di chỉ Cát Tiên (Lâm Đồng), Chu Đậu (Hải Dương), mộ cổ Đông Thếch (Hòa Bình), các di chỉ khảo cổ xung quanh tháp Chàm, lăng mộ cổ ở miền Trung và mới đây là khu mộ cổ Thủy Nguyên (Hải Phòng)... đã bị đào bới tung cả lên để tìm cổ vật.

Luật chưa đi vào cuộc sống

Ông Đặng Văn Bài - Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng - cho rằng vấn đề bảo vệ di sản văn hóa hiện chưa được đặt ngang tầm với các nhiệm vụ kinh tế - xã hội khác, ví như mất một chiếc xe máy còn được các cơ quan điều tra quan tâm chứ mất hàng chục pho tượng lại ít được để ý! Điều này dẫn đến hệ quả là công tác quản lý, bảo vệ các di sản       văn hóa bị buông lỏng. Ở nhiều nơi việc trông coi bảo vệ di tích được phó mặc cho các cụ già hoặc sư trụ trì đảm trách. Luật Dân sự và Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đều đã quy định mọi di vật dưới lòng đất đều là tài sản của Nhà nước. Thế nhưng sự đầu tư cho việc bảo vệ di tích, khai quật khảo cổ rất thì hạn chế.

Thực tế, thị trường buôn bán cổ vật đã hình thành từ lâu. Nhiều cửa hàng ở các trung tâm du lịch lớn bày bán cổ vật một cách công khai nhưng không bị xử lý. Khách nước ngoài vào VN càng tăng, nhu cầu buôn bán cổ vật cũng tăng theo.

Làm thế nào để ngăn chặn?

Đã có hàng nghìn cổ vật đã “đội nón ra đi” từ nước ta. Sắp tới đây, ngành VHTT sẽ phối hợp với cơ quan chức năng chọn những vụ buôn bán cổ vật điển hình nhất đem ra xét xử nghiêm khắc để làm gương. Hiện UBND các tỉnh, thành phố đang chỉ đạo các bảo tàng, ban quản lý di tích tiếp tục kiểm kê, lập danh mục cổ vật tại địa phương, phối hợp với ngành công an đánh dấu trống đồng bằng phóng xạ.

Một chương trình khác đang được ngành VHTT xúc tiến là phối hợp với Viện Công nghệ Thông tin (thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ quốc gia) tiến hành tổng kiểm kê cổ vật tại các bảo tàng, đình, chùa, lập danh mục những cổ vật cấm xuất. Đồng thời, xây dựng nghị định về quản lý văn hóa trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong quý IV cùng với các dự thảo quy chế quản lý di sản dưới nước, cổ vật tư nhân...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo