xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đặt văn hóa ngang với kinh tế, chính trị

Hòa Bình

Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, việc giáo dục đạo đức, nhân cách là tối quan trọng để định nghĩa con người trong mối quan hệ của con người với bản thân mình, với xã hội và nhân loại

Kết thúc 2 ngày (3 và 4-10) hội thảo “Văn học nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người” do Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (VHNT) trung ương tổ chức tại TP HCM, nhiều bài học đã được rút ra từ thực tế ảnh hưởng của VHNT lên việc hình thành nhân cách con người. Các đại biểu ấp ủ mong muốn về một chương trình hành động không xa, được triển khai toàn quốc để góp phần xây dựng nhân cách người Việt.

“Chúng ta đều biết VHNT có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, hiện tại, tác phẩm VHNT dễ dãi, chiều theo thị hiếu thị trường, tập trung khai thác mặt tiêu cực, hạ thấp chức năng tư tưởng, thẩm mỹ đang có xu hướng áp đảo, góp phần tạo ra một bộ phận công chúng thực dụng, hưởng thụ, sống gấp, chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý, phẩm giá…” - bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, phát biểu.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu dự hội thảoẢnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu dự hội thảoẢnh: TTXVN

 

Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thống nhất định nghĩa nhân cách là tư cách và phẩm chất con người. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đánh giá: “Trong vấn đề con người, việc giáo dục đạo đức, nhân cách là tối quan trọng để định nghĩa con người trong mối quan hệ của con người với bản thân mình, con người với xã hội, nhân loại…”.  Trong bối cảnh xã hội đang nhiều vấn đề như hiện nay, việc đặt ra vấn đề nhân cách con người không dễ, ngay cả đối với các nước tiên tiến chứ không phải riêng Việt Nam. PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm nói: “Những chương trình thực tế như “Lula Concert” (Hà Nội), “Hòa nhạc trẻ” (TP HCM)… đã đưa nghệ thuật hàn lâm tiếp cận đời sống chứ không phải nói suông là cổ vũ văn hóa. Tuy nhiên, để VHNT ảnh hưởng được tới xã hội thì cần coi trọng giáo dục nhân cách, tiến hành có phương pháp và bằng nhiều phương tiện, nhiều con đường khác nhau”.

Lắng nghe ý kiến của đại biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Những hội thảo bổ ích như thế này nên được tổ chức nhiều hơn nữa, tới nhiều đối tượng nghe hơn nữa và cần biến thành những hành động cụ thể. Tất nhiên, trong đó có cả trách nhiệm của tôi... Văn hóa cần được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do lao động của con người sáng tạo ra, tạo nên bản sắc của từng dân tộc, từng xã hội, làm nên các giá trị vĩnh hằng của nhân loại...”.

“Với giới văn hóa nghệ thuật của nước nhà, tôi muốn nhắc lại một quan điểm chỉ đạo rất quan trọng trong Nghị quyết 33: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù sáng tạo” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

 

Việc hình thành nhân cách, đạo đức lối sống trong giai đoạn đầu đời của mỗi con người có vị trí đặc biệt quan trọng, đòi hỏi văn nghệ sĩ cần coi trọng sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật cho thiếu nhi, gắn chặt việc nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ, dạy VHNT trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo