xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đời phải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố

Nguyễn Lan Anh (Hà Nội)

Gần đây, trong loạt sách mới xuất bản là những kỷ vật chiến tranh tìm thấy của các liệt sĩ hy sinh trên chiến trường miền Nam gây sự quan tâm lớn tới độc giả.

Đó là cuốn Mãi mãi tuổi 20 (của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc) và Nhật ký Đặng Thùy Trâm (của liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm - NXB Hội Nhà văn - 2005) thu hút mạnh mẽ, có tác động đến suy nghĩ của mọi người, đặc biệt là độc giả trẻ tuổi.

V.H.H (24 tuổi) kể lại toàn bộ cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, và cô nói: “Khi tôi đang đọc đến trang 38, bỗng dưng, tôi thấy cảm phục nhân vật vô cùng. Tôi chợt suy ngẫm, nhớ những người bạn của mình. Không đừng được, tôi nhấc máy, gọi điện thoại cho bạn bè...”. N.T.T (25 tuổi) nói: “Đọc cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, với những dòng tâm sự về tình yêu, nghị lực, ý chí, lòng dũng cảm và những suy nghĩ rất chín chắn của chị, tôi đã học tập được rất nhiều. Điều mà chúng tôi không làm sao có được, đó chính là ý chí tinh thần lạc quan!”.

Số phận cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm thực sự lạ kỳ. Frederic Whitehurst là một sĩ quan quân báo Mỹ tại chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi năm 1969- 1971. Trong một lần càn quét, phá nát bệnh viện nhỏ, quân Mỹ thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Nhiệm vụ của Fred là chọn lọc những tài liệu quan trọng, và thiêu hủy những số còn lại. Tình cờ, người thông dịch Nguyễn Văn Hiếu cầm một cuốn sổ nhỏ nói: “Fred, đừng đốt cuốn sổ nhỏ này. Bản thân trong nó đã có lửa rồi...”. Sự xúc động ấy của thông dịch viên khiến Fred ngạc nhiên. Anh đã giữ lại cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Và như một định mệnh hay duyên kỳ ngộ, một thời gian ngắn, anh nhặt được cuốn sổ nhật ký thứ 2, cũng của vị nữ bác sĩ đó. Qua thời gian, năm tháng, những kỷ vật vô giá cũng như ký ức về cuộc chiến theo anh không lúc nào ngừng...

Đặng Thùy Trâm sinh năm 1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp Đại học Y, cô gái trẻ gạt bỏ tất cả: “một gia đình êm ấm, đầy đủ, được chiều chuộng” xung phong lên đường công tác chiến trường B (miền Nam khói lửa) với mục đích điều trị cho thương binh và xây dựng bệnh xá cho tốt. Với cô, lương tâm trong sạch là liều thuốc cao quý nhất. Cô đau xót khi muốn cứu bệnh nhân mà không có cách nào, cảm thấy mình như một chiến sĩ hai tay đã bị thương, đành nhìn quân thù vũ khí trong tay xông đến giết mình, uất ức căm thù làm cô run hai tay... Bốn năm ở chiến trường ác liệt, cô đã đối mặt với không biết bao nhiêu ca cấp cứu, cứu chữa cho thương binh, chứng kiến những cái chết xung quanh mình. Nơi ấy, là cuộc sống vô cùng anh dũng và gian nan, nơi ấy, cái chết và sự hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Con người, được tôi luyện đã không nghĩ tới bản thân mình, chỉ còn một lòng quyết tâm, một niềm tin son sắt vào chiến thắng... Họ nói chuyện về cái chết của chính mình một cách bình thản, nhường cho nhau sự sống. Trâm cố gắng không khóc trước cái chết của đồng đội, cố tỏ ra bình thản. Thực ra, cô đã dùng nghị lực khống chế nỗi xúc động. Hình ảnh người con gái, đêm về, khóc một mình bên ngọn đèn khuya bởi nỗi đau mất đi dần đồng đội...

Thời đó, con người luôn tự mình biết bản thân mình, cuộc sống của họ có định hướng, có mục tiêu, có lý tưởng và khát vọng, những khát vọng cao đẹp. Chúng thực khác với một cơ số không nhỏ thế hệ chúng tôi. Nhiều người trong lớp trẻ hoang mang, không tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Không tìm thấy một điều gì có ích hơn là những trò chơi vô bổ và trống rỗng. Độc giả có thể tìm thấy ở từng trang nhật ký thấm đẫm mồ hôi và máu ấy không chỉ cuộc đời của Trâm, mà có cả những trang ghi lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của con người gang thép trên mảnh đất miền Nam. Có nơi đâu mà mỗi người dân đều là một dũng sĩ diệt Mỹ, mảnh đất thấm máu kẻ thù, mỗi gia đình đều mang nặng khăn tang mà vẫn kiên cường chiến đấu với niềm lạc quan lạ kỳ. Cô luôn tự nhủ: “Sống ở đời phải biết khiêm tốn nhưng đồng thời phải có một lòng tự tin, một ý thức tự chủ”.

Chính tinh thần lạc quan kỳ diệu ấy, giúp Trâm vượt qua bao giây phút đối mặt với trang nhật ký, đối mặt với chính tâm hồn và con người mình. Lòng mang nặng một mối tình đau khổ, khi người con trai lên đường chiến đấu ở miền Nam, Trâm như cô gái Sulico đăng ký đi chiến đấu. Họ gặp nhau, nhưng người con trai đã không vượt qua những định kiến của tư tưởng. Anh cho người con gái kia mang nặng đầu óc tiểu tư sản, làm sao hợp với anh, một người chiến sĩ hết lòng cho Tổ quốc. Trâm yêu anh, nhưng tình yêu ấy đã bị lòng tự trọng và tự ái quá cao, khiến cho khi người con trai muốn nối lại tình yêu, chính Trâm lại là người chủ động từ chối. Những trang viết khuyến khích mình, phải luôn nở nụ cười trên môi, nhưng đó không phải nụ cười trong lòng, đó là nụ cười Th.(Trâm) vẫn ngụỵ trang trên nét mặt hàng ngày, vì sao đã ngụỵ trang rồi vẫn không giấu được nỗi buồn sau nụ cười luôn được mở rộng ấy...

Cô đã sống, đã dùng nghị lực của mình, vươn lên phấn đấu bước vào hàng ngũ của Đảng. Đôi khi, thử thách quá nặng nề khiến cô đã ví von Đảng là muôn ngàn bà mẹ hiền, nhưng vẫn có một bà mẹ ghẻ ác nghiệt chưa c ho cô hoà nhập với cuộc sống một Đảng viên. “Những sự việc thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội, vẫn diễn ra hàng ngày, vẫn có một con sâu, con mọt đang gặm dần danh dự của Đảng. Con sâu con mọt ấy nếu không bị tiêu diệt đi sẽ đục khoét dần dần lòng tin yêu với Đảng”. Đây là điểm nhìn vô cùng tỉnh táo, và táo bạo trong thời kỳ đó. Trâm trằn trọc nghĩ về cách sống, nhìn nhận thẳng thắn vấn đề. Trâm sáng suốt, mạnh dạn lắm chứ. Tư tưởng và ý chí kiên định của cô khuyến khích cô sẵn sàng bỏ sức lực, suy nghĩ và hy sinh có khi là cả cuộc đời, cho lẽ phải và chiến thắng...

Trong giấc mơ, cô thường mơ về một Hà Nội với những hàng cây, Hồ Gươm lung linh ánh đèn. Những giấc mơ về Hoà Bình, một Hòa Bình như nỗi khát khao cháy bỏng, như niềm tin rực cháy, tin tưởng tuyệt đối về một ngày mai Nam Bắc hai miền thống nhất đất nước.

Con đường để cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm hiện nay được xuất bản thành sách cũng là một câu chuyện rất dài và đặc biệt. Nó cũng như số phận của cô gái anh hùng, đã chiến đấu một mình với 120 tên lính Mỹ, hy sinh với một mảnh đạn ghim giữa trán. Người nữ anh hùng ấy, đã thực hiện tâm nguyện của mình: “Cuộc đời này ngắn lắm, sống làm sao để khi chết không hối hận...” và “đời phải qua giông tố, nhưng chớ khuất phục trước giông tố!”

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo